“Nền kinh tế nếu không có gì thay đổi thì cơ hội cho doanh nghiệp ít đi, giống như có nhiều cá ở trong hồ ít đồ ăn, doanh nghiệp này nuốt doanh nghiệp kia để tồn tại”, ông Phạm Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ khởi nghiệp, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ABBank nói.
Đổi định hướng đầu tư, Hà Nam muốn thu hút 180.000 tỉ đồng
- Cập nhật : 22/11/2015
(Kinh te)
Đổi mới định hướng đầu tư và mô hình tăng trưởng, tỉnh Hà Nam đặt ra mục tiêu thu hút nguồn vốn 177.000-180.000 tỉ đồng vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.
Đây là thông tin mới được ông Nguyễn Văn Oang, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam chia sẻ với TTXVN. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hà Nam tập trung đổi mới định hướng đầu tư và mô hình tăng trưởng, với mục tiêu thu hút 177.000-180.000 tỉ đồng vốn đầu tư.
Tỉnh ưu tiên thu hút công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có ưu thế cạnh tranh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, dược phẩm.
Đồng thời chú trọng thu hút doanh nghiệp của các nước công nghiệp phát triển, nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. Bên cạnh việc duy trì, ổn định lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển hợp lý về quy mô, công suất các sản phẩm vật liệu xây dựng mới, không nung. Tỉnh hạn chế khai thác khoáng sản thô, sản xuất vật liệu xây dựng nung, các ngành công nghiệp chế biến công nghệ không tiên tiến, quy mô nhỏ.
Hà Nam cũng xác định tập trung phát triển công nghiệp tại địa bàn 2 huyện Thanh Liêm và Duy Tiên, trong đó chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có lợi thế về hạ tầng. Đồng thời, không khuyến khích, hạn chế thu hút đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh ưu tiên thu hút các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, trồng cây dược liệu; xây dựng các trung tâm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Cùng với đó, tỉnh tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Israel, với Hà Nội, TPHCM, Lâm Đồng... và hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn lớn để phát triển nhanh đàn bò sữa, đạt mục tiêu trên 15.000 con vào năm 2020; triển khai trồng rau, củ, quả và thịt sạch, an toàn, gắn nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ.
Để phát triển lĩnh vực dịch vụ, Hà Nam chú trọng thu hút, đầu tư phát triển các trọng tâm là dịch vụ y tế, giáo dục-đào tạo, du lịch và dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp với mục tiêu xây dựng Hà Nam trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng. Đồng thời, tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư vào Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc với các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao…
ĐBSCL "mời gọi" đầu tư vào 74 dự án
Tại Hội nghị đầu tư vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015 diễn ra ngày 20/11 tại Cần Thơ, 13 tỉnh, thành trong vùng đã giới thiệu và kêu gọi đầu từ vào 74 dự án ưu tiên.
Các dự án tập trung ở các lĩnh vực như: Nông nghiệp (có 13 dự án về ứng dụng công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản trên biển); công nghiệp chế biến (14 dự án về xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm, chế biến bột gạo, tinh bột gạo, các sản phẩm đóng hộp); công nghiệp chế tạo (7 dự án về xây dựng nhà máy sản xuất động cơ và lắp ráp máy nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ mới, sản xuất phân bón vi sinh…); xây dựng đô thị, khu công nghệ, hạ tầng khu công nghiệp (14 dự án); du lịch-văn hóa (11 dự án kêu gọi đầu tư trung tâm hội nghị, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, khu du lịch sinh thái); thương mại, dịch vụ (5 dự án).
Ngoài ra, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Long An, Kiên Giang và Vĩnh Long cũng kêu gọi đầu tư vào 10 dự án khác như sân bay An Giang, khu công nghệ thông tin tập trung; trung tâm kho vận và dịch vụ logistics, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải và khu xử lý chất thải rắn.
Trong những năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh, thành trong vùng được cải thiện mạnh, thường xuyên có 2, 3 tỉnh nằm trong top 5, từ 5-6 tỉnh trong top 10 của cả nước.
Kinh tế vùng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thập kỷ tới và có thể bằng với mức tăng trưởng chung của quốc gia do các tỉnh, thành trong vùng đã có những cải thiện nhanh chóng về giao thông, điện; môi trường kinh doanh năng động; chi phí lao động thấp, nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào; nguồn nhân lực tương đối lớn.