Việt Nam và Nhật Bản đang đứng trước các thách thức khi bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.

Theo tư lệnh ngành ngoại giao, trong năm 2018, quan hệ Việt - Mỹ phát triển tốt đẹp dù có những thay đổi.
Tại buổi gặp mặt báo chí ngày 15-1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời câu hỏi của phóng viên về những thay đổi trong chính quyền Mỹ có tác động như thế nào đối với quan hệ Việt - Mỹ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại buổi gặp mặt báo chí ngày 15-1 - Ảnh: Ngô Nhung
Theo Phó Thủ tướng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển từ cựu thù trong quá khứ đến đối tác toàn diện hiện nay. Quan hệ này không phải là với một đảng cầm quyền mà với cả hai Đảng, dù dưới thời Tổng thống nào, không phải là quan hệ với một cá nhân mà là với cả một đất nước. Do đó, quan hệ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nào trong chính quyền Mỹ. "Điều rất mừng là cả hai Đảng cũng đều rất ủng hộ quan hệ với Việt Nam"- Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo tư lệnh ngành ngoại giao, trong năm 2018, quan hệ Việt - Mỹ phát triển tốt đẹp dù có những thay đổi. "Cá nhân tôi đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ và có quan hệ tốt. Trong năm 2018, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng phát triển rất tốt, lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ vào thăm, không có sự dừng lại trong hợp tác giữa hai bên"- Phó Thủ tướng khẳng định.
Đề cập đến vấn đề biển Đông, Phó Thủ tướng nhận định đây vẫn là vấn đề được quan tâm lớn, không chỉ của Việt Nam, của các nước trong khu vực mà cả các nước ngoài khu vực. Bởi bất cứ vấn đề gì xảy ra ở biển Đông cũng tác động tới môi trường hòa bình, an ninh, tự do hàng hải, thương mại hàng hải, giao lưu trên khu vực biển Đông.
Quan điểm của Việt Nam là tất cả những đóng góp nào nếu phục vụ cho mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông thì chúng ta không phản đối. Đặc biệt, phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đó là con đường tự do thông thương trên cơ sở hòa bình, là mục tiêu chúng ta hướng tới.
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có thuận lợi, khó khăn gì?
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2018 vẫn tiếp tục phát triển, mức độ các chuyến thăm trong năm diễn ra bình thường. Mặc dù không có các chuyến thăm cấp cao nhất như trong năm 2017 (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam). Thời gian tới, chuyến thăm của lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều là hơn 100 tỉ USD.
Ngoài những mặt hết sức tích cực trong quan hệ giữa 2 nước, giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng có những vấn đề còn tồn tại, đó là vấn đề trên biển. Qua các trao đổi, Việt Nam vẫn tiếp tục nêu các vấn đề trong quan hệ như những diễn biến trên biển Đông, đồng thời triển khai các cơ chế của chúng ta. Hiện Việt Nam có 3 cơ chế hợp tác trên biển với Trung Quốc: Hợp tác về những vấn đề ít nhạy cảm, hợp tác phân định bên ngoài và hợp tác cùng phát triển. Các vòng đàm phán về các cơ chế này vẫn tiếp tục.
D.Ngọc. Ảnh: Ngô Nhung
Theo nld.com.vn
Việt Nam và Nhật Bản đang đứng trước các thách thức khi bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Trong năm 2018, hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga đã gặt hái nhiều thành công. Năm mới 2019 sẽ là một năm đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước – Năm Nga ở Việt Nam và Năm Việt Nam ở Nga.
Đồng NDT giảm sâu, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp nhất gần một thập kỷ. Việt Nam chịu áp lực lớn trước tác động của tình trạng này.
Nghiên cứu trình bày về mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp theo quan điểm của các nhà kinh tế học, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay bằng phương pháp hồi quy đơn biến.
Kinh tế phi chính thức tồn tại từ lâu và đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những năm qua, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển và đóng góp đáng kể của hoạt động kinh tế phi chính thức. Mới đây, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát (còn gọi là kinh tế phi chính thức) nhằm giúp Chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tới.
Bài này phân tích số liệu thống kê để xem xét tình trạng dựa vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) của nền kinh tế Việt Nam.
Nhân có nhiều tranh luận xung quanh đề xuất xây dựng các nhà máy nhiệt điện (điện than) mới tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài viết chung của Ban biên tập báo “Svobodnaia Pressa” (Nga) và Ban biên tập tờ “2000” Ucraine về các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai để bạn đọc tham khảo. Bài đăng ngày 15/7/2018 trên “Svobodnaia Pressa”.
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp giai đoạn quý I/2000 đến quý IV/2017, được thu thập chủ yếu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kinh tế thương mại (TradingEconomics.com) và Tổng cục Thống kê. Tác giả sử dụng mô hình VAR và phân tích phản ứng đẩy để nghiên cứu mối quan hệ này. Kết nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn là quan hệ nghịch biến và trong dài hạn là quan hệ đồng biến. Đây là cơ sở tác giả đề xuất một số khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Phát triển đô thị đang là bài toán hóc búa với các thành phố lớn tại Việt Nam, đặc biệt ở những megacity như Hà Nội, TP.HCM.
Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng nền kinh tế số tạo ra sự cạnh tranh không biên giới, Việt Nam cần có tư duy đột phá, không câu nệ từ ngữ để “đi tắt đón đầu” mới mong phát triển.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự