Chọn mảnh đất cằn cỗi nằm cạnh đồi cao, ông Lê Xuân Quang, ở Bình Định đã gây dựng thành công trang trại có doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Săn mật ong rừng ở miền Tây Nghệ An
- Cập nhật : 13/11/2015
(Thoi su)
Để thu được những tổ ong rừng, những thợ săn bất chấp nguy hiểm leo lên những cây cao hàng chục mét, hoặc bám vào những hốc đá để chọc các tổ ong.
Phút nghỉ ngơi của nhóm thợ. Những người có kinh nghiệm cho biết, cây mà phát hiện có 4-6 tổ ong thì sẽ bắt vào ban đêm để an toàn. Mọi công việc đóng cọc leo thang chuẩn bị từ ban ngày. Còn những tổ nằm đơn lẻ thì sẽ bắt vào ban ngày hoặc ban đêm tùy thích.
Dụng cụ bắt ong ngoài dao, lưới, dây leo, bật lửa thì sọt tre gùi ở lưng để đựng mật ong là không thể thiếu. Mỗi sọt tre được lát bằng lá Giong hoặc lá Bo Bo và túi nilon để tránh bị cây que đâm thủng lúc leo lên cây.
Anh Lô Văn Hải chuẩn bị đầy đủ hành trang của một người thợ gồm, sọt tre gùi sau lưng, mũ lưới, dao, áo bông dày... để sàng tiếp cận tổ ong. "Nghề săn mật ong ở nơi rừng sâu nước độc cũng lắm nguy hiểm nhưng vì miếng cơm manh áo nên cũng phải mưu sinh", anh Hải tâm sự.
Ở vùng này có hai loại ong cho mật gồm một loại làm tổ trên cây, một loại khác làm tổ trên các hang đá. Mùa nhiều mật ong nhất là từ tháng 4 đến 8 âm lịch. Những tháng trước và sau đó cũng có ong nhưng là ong đầu và cuối vụ nên có phần ít mật hơn.
Rất nhiều tổ ong nằm trên ngọn các cây cao to. Anh Cường một người thạo nghề săn ong kể, để bắt được các tổ ong trên cây cao buộc thợ phải đóng cọc, chặt cây nứa làm thang bám theo cây. Vì leo không có cọc sẽ chùng chân, nguy hiểm.
Sau khi vừa đóng cọc vừa chắp 8 cây nứa (mỗi cây nứa dài 7 - 8 m), hai thợ săn này đang leo lên cây Đa để bắt tổ ong cách mặt đất hơn 50m.
"Khi leo thì cấm kỵ không được gọi tên ong. Khi bị ong đốt thì không được la hét", Anh Vi Văn Hòa một thợ săn nói và giải thích rằng người dân tộc tin vào thần rừng, nếu càng gọi tên ong và la hét sẽ càng bị ong đốt.
Khi tiếp cận được tổ ong, thợ săn sẽ dùng khói để xua ong. Họ nhẹ nhàng lấy sọt tre từ lưng hứng dưới tổ và dùng dao cắt cho tổ ong rơi vào sọt.
Anh Lô Văn Mẫn (40 tuổi) thợ săn ong kể, để ong không bị tận diệt thì mỗi lúc thu hoạch, họ chừa lại phần tổ có nhộng để ong khỏi bỏ đi. Mặt khác việc hun khói cũng vừa phải để ong khỏi bỏ tổ. "Mình cố gắng hết mức có thể để không làm hại đến các ong non và giúp ong tái tạo nhanh nhất", anh Mẫn nói.
Nhóm thợ phải dùng sào nứa đứng ở vị trí thuận lợi nhất để chọc rơi tổ ong, phía dưới nhóm khác dùng bạt nilon căng để hứng.
Sản phẩm sau khi đưa ra khỏi rừng sẽ được vắt mật đóng vào chai. Những thợ săn mật ong cho biết, nghề này cũng " đánh bạc", ngày may mắn có thể kiếm được tiền triệu nhưng cũng có ngày không đầy tiền xăng xe và tiền công lội rừng. Đây cũng chỉ là nghề phụ trong những lúc nông nhàn.