Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đ/kg, giảm 5.000-6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000-13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Nông dân trồng dâu làm du lịch vườn thu tiền tỷ
- Cập nhật : 21/08/2015
(Tin kinh te)
Ngoài nguồn thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ vườn dâu rộng 5ha, ông Lê Minh Tâm ở khu vực 7, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bãy (Hậu Giang) tận dụng vườn dâu thực hiện mô hình “Du lịch sinh thái”, nhờ đó giúp ông có thêm nguồn thu trên 200 triệu đồng/năm.
Cách nay khoảng 20 năm, vườn của ông Tâm cũng như bao khu vườn khác trên địa bàn, bởi chỉ trồng toàn các loại cây tạp, thu nhập mỗi năm chỉ vỏn vẹn vài chục triệu đồng.
Là một người có chí hướng nên ông Tâm quyết định đi đầu trong việc chuyển đổi giống cây trồng ở địa phương bằng viêc trồng 2 giống dâu là bòn bon và Gia Bảo trên diện tích 0,8ha đất. Sau 4 năm chăm sóc, vườn dâu của gia đình ông đã cho thu hoạch lứa trái đầu tiên.
Nhận thấy lợi nhuận từ trái dâu mang lại cao gấp 3 - 4 lần so với các cây tạp trong vườn nên ông Tâm bàn bạc với các anh, em trong gia đình tự nhân giống dâu để mở rộng diện tích, vừa giảm chi phí, tạo ra nguồn cây giống sạch bệnh cũng như tìm thêm nguồn giống dâu xiêm và dâu Hạ Châu. Đến nay, diện tích trồng dâu trong gia đình đã tăng lên đến 5ha.
Đứng trước vườn dâu rộng bạt ngàn, ông Tâm nói: “Do trước đây chưa có nguồn cây giống nên diện tích được mở rộng mỗi năm từ 0,5 – 1 ha. Ngoài việc trồng dâu bòn bon, Gia Bảo vườn còn trồng thêm dâu xiêm, Hạ Châu. Đến nay, vườn dâu của tôi cây thấp nhất cũng được 5 năm tuổi, lớn nhất lên đến 17 năm”.
Nhờ vào sự nổ lực của bản thân cũng như việc tìm tòi học hỏi kinh nghiệm mà vườn dâu ông Tâm chưa bao giờ bị cảnh thất mùa hay mất giá. Nói về việc này, ông Tâm chia sẻ: “ Ngoài việc tìm nguồn giống sạch, còn phải biết ghi chép và chọn đúng thời điểm để xử lí ra hoa, thụ phấn như vậy mới đạt được hiệu quả cao”.
Vườn dâu được đầu tư đúng kỹ thuật nên ngoài cho trái sum suê còn tạo nên sự bắt mắt bởi màu sắc sặc sỡ, bóng đẹp. Vì vậy, năm 2013, ông Tâm quyết định bỏ ra gần 300 trăm triệu đồng để xây dựng con đường đi bộ bằng bê tông cùng căn tin để phục vụ cho việc tham quan, ăn uống ngay trong khu vườn để làm du lịch vườn.
Ông Tâm, bộc bạch: “Mới đầu, một số khách du lịch hỏi vào tham quan vườn dâu nên tôi đồng ý. Lúc đầu chỉ vài ba đoàn khách và chỉ trong thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần. Thấy vậy, đầu năm tôi quyết định đầu tư con đường bê tông và căng tin để mở ra điểm tham quan”.
Ngoài ra, ông Tâm còn tận dụng con kênh thủy lợi để làm đường giao thông đưa đón du khách vào tham quan vườn dâu rộng hút ngàn bằng thuyền và tới đây vườn dâu sẽ đầu tư thêm một bãi đậu xe, mở thêm một cổng vào trên đường 3/2. Như vậy, vườn dâu có 2 lối vào sẽ thuận tiện cho việc tham quan, vận chuyển hàng hóa.
Với diện tích 5 ha cho sản lượng thu hoạch trên 150 tấn trái, nếu bán với giá 12.000 - 15.000 đồng/kg mang lại nguồn lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng cho gia đình anh Tâm
Vườn dâu rộng 5 ha, ông Tâm chia ra làm 4 khu vực để tiến hành xử lý ra trái cách nhau từ 1 – 2 tuần. Việc này, theo ông Tâm là để vừa kéo dài việc tham quan vườn dâu của du khách, đồng thời dâu không bị ùn ứ, bán được giá cao.
Mùa du lịch dâu cao sản của gia đình ông Tâm bắt đầu từ tháng 3 – 8 (âm lịch). Mặc dù, chỉ mới mở ra điểm tham quan mà có trên 10.000 lượt khách từ các tỉnh đổ về nườm nượp. Mỗi vé vào cổng có giá từ 15.000 – 25.000 đồng/người/lượt (tùy lớn nhỏ).
Với diện tích 5 ha cho sản lượng thu hoạch trên 150 tấn trái, lúc ít biến động được bán với giá từ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg, thấp nhất cũng trên dưới 10.000 đồng/kg, đem lại nguồn lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.
Ông Tâm, bộc bạch: “Trồng dâu với diện tích lớn thì chẳng thương lái nào ép giá được và cũng tiện cho việc phát triển du lịch vườn. Mỗi năm tới mùa dâu khách du lịch đến tham quan, thấy họ mừng mình cũng vui”.