Nhiều thành viên TPP là những thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam. Những thị trường này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống nhưng lại hay thay đổi như Trung Quốc.
FDI trong nông nghiệp đạt 312 triệu USD/năm
- Cập nhật : 05/10/2015
(Nong - thuy san)
Tính đến 20/8/2014, Đài Loan nổi lên như một đối tác lớn nhất với 183 dự án, chiếm 35,7% số dự án FDI trong nông nghiệp và 20% về giá trị đầu tư.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, với hơn 700 dự án đang được thực hiện tại Việt Nam, FDI trong nông nghiệp đã tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD mỗi năm.
Theo OECD, kể từ khi chính sách đổi mới và cải cách kinh tế bắt đầu vào năm 1986, Việt Nam đã và đang ngày càng thành công trong việc thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trong đó, nửa đầu của những năm 1990 được gọi là “sự bùng nổ đầu tư" và đạt 2,6 tỷ USD vốn FDI vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đã làm sụt giảm mạnh luồng vốn FDI trong 5 năm liên tiếp sau năm 1997.
Một làn sóng thứ hai của FDI bắt đầu vào năm 2003 khi các nước trong khu vực phục hồi từ cuộc khủng hoảng, một thỏa thuận thương mại song phương đã được ký kết với Mỹ, và Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Dòng vốn FDI đạt đỉnh ở mức 9,6 tỷ USD trong năm 2008 mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra sự sụt giảm sau đó.
Cũng theo số liệu rà soát của OECD, dòng vốn FDI trong nông nghiệp trung bình đạt 1,47% tổng dòng vốn FDI trong giai đoạn 2000- 2013. FDI trong nông nghiệp đã tăng đáng kể trong hai năm qua.
Trong giai đoạn 1991-1995, FDI trong nông nghiệp đạt đỉnh với khoảng 1,4 tỷ USD nhưng giảm xuống còn 463 triệu USD trong năm 2007.
Đánh giá hiệu quả của nguồn vốn FDI trong thời gian qua, OECD cho rằng, với hơn 700 dự án đang được thực hiện, FDI trong nông nghiệp đã tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD mỗi năm.
FDI trong nông nghiệp (bao gồm cả chế biến nông sản, lâm nghiệp và thủy sản) được tập trung vào một số ngành. Trong giai đoạn 1988-2007, các dự án chế biến nông sản chiếm 54% tổng vốn đăng ký FDI trong nông nghiệp, tiếp theo là trồng rừng và chế biến lâm sản (25%), chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi (13%), và trồng trọt (dưới 10%).
Từ năm 1998 đến năm 2012, các dự án FDI trong chế biến nông sản đạt 1,2 tỷ USD, tiếp theo là trồng trọt (276 triệu USD), chăn nuôi (190 triệu USD), thủy sản (128 triệu USD), và lâm nghiệp (79,9 triệu USD). Các khoản đầu tư còn lại trong nông nghiệp đạt 501 triệu USD.
FDI trong nông nghiệp, trong đó chủ yếu là “đầu tư mới", đến từ hơn 50 quốc gia, trong đó có Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan là các nhà đầu tư hàng đầu với vốn đăng ký chiếm khoảng 60% nguồn vốn FDI trong nông nghiệp.
Tính đến 20/8/2014, Đài Loan nổi lên như một đối tác lớn nhất với 183 dự án, chiếm 35,7% số dự án FDI trong nông nghiệp và 20% về giá trị đầu tư.
Trong nhóm các nhà đầu tư hàng đầu trong nông nghiệp cũng bao gồm Thái Lan (11,2% giá trị đầu tư), British Virgin Islands (9,9%), Singapore (9,8%), Hồng Kông (8,2%), Pháp (6,4%), Nhật Bản (4,2%), Malaysia (3,6%), Úc (3,4%) và Thụy Sĩ (2,9%)...