tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tăng lương tối thiểu, công nhân nói ít, ông chủ bảo nhiều

  • Cập nhật : 08/09/2015

(Tin kinh te)

Lương tối thiểu năm 2106 sẽ tăng 12,4%. Trong khi công nhân cho rằng cần phải tăng thêm nữa thì các chủ doanh nghiệp nói họ đang khó khăn, phải giảm lãi.

bieu do chot phuong an tang luong toi thieu - do hoa: viet thai

Biểu đồ chốt phương án tăng lương tối thiểu - Đồ họa: Việt Thái

Các bên bên đại diện cho người lao động và chủ sử dụng lao động đều có ý kiến khác nhau. 

Chưa thực hiện đúng 
quy định pháp luật

Ông Nguyễn Văn Khải (phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP.HCM) cho rằng mức tăng 400.000 đồng/tháng (khoảng 12,4%) cho khu vực I, trong đó có TP.HCM mới chỉ đáp ứng 80 - 83% mức sống tối thiểu của người lao động tại TP.

Đặt trong bối cảnh thực hiện điều 91 Bộ luật lao động quy định lương tối thiểu của người lao động phải đảm bảo mức sống tối thiểu thì chúng ta vẫn chưa thực hiện đúng pháp luật lao động, nhất là khi quy định này có hiệu lực từ tháng 5-2013.

Không đáp ứng được kỳ vọng của người lao động

Ông Nguyễn Văn Lai, 
(chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Mtex, Khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM) nói lương tối thiểu tăng thêm 12,4% chưa thể nào bù đắp được cho cuộc sống người lao động, chưa thỏa mãn được mong đợi của người lao động.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy các bên cũng phải nỗ lực rất nhiều mới đưa ra được con số này, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, nhưng việc tăng năng suất lao động phụ thuộc cả vào việc doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc chứ không thể đổ hết cho người lao động.

Phải tăng thêm nữa 
mới đủ trang trải

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Thành, (công nhân Khu công nghiệp Bình Chiểu, TP.HCM) cho biết: "Hai vợ chồng tôi xa quê làm công nhân 5 - 6 năm trời, lương cộng lại tròm trèm 7 triệu đồng/tháng. Nuôi tới ba đứa con nhỏ nên cả nhà đều phải tằn tiện lắm mới không vay mượn. Để cả nhà sống được, hai vợ chồng phải nai lưng ra tăng ca, không dám đi đâu chơi vào ngày nghỉ bao giờ.

Tôi tính với chi tiêu ăn học cho con cái, tiền nhà, tiền ăn thì vợ chồng tôi mỗi người phải thu nhập 10 triệu đồng mới gọi là đủ. Vậy nên tăng thêm 400.000 đồng với công nhân như tôi thì chỉ là “tăng được đồng nào mừng đồng ấy” thôi."

Lương tăng dưới 10% 
mới hợp lý

Ông Nguyễn Văn Lê (phó tổng giám đốc Công ty CP công nghiệp Đông Hưng, Bình Dương): nói: "Tôi thấy mức điều chỉnh lương dưới 10% mới phù hợp cho điều kiện hiện nay của doanh nghiệp.

Đây là tỉ lệ hợp lý nhất cho doanh nghiệp còn cơ hội duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Nếu đứng ở góc độ của doanh nghiệp, rõ ràng chúng tôi cũng khó khăn đâu kém gì người lao động, khi sức mua ở thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu đều không thuận lợi."

Doanh nghiệp bị giảm lãi

Ông LÊ QUANG HÙNG (chủ tịch HĐQT Công ty CP Garmex Sài Gòn) cho rằng: "Hiện tại, doanh nghiệp chúng tôi phải chi trả cho người lao động khoảng 10 tỉ đồng/năm về các khoản BHXH, BHYT, BHTN.

Với tỉ lệ lương vừa điều chỉnh tăng 12,4%, ngoài tiền lương phải trả thêm cho người lao động, chúng tôi sẽ phải chi thêm khoảng 1,24 tỉ đồng/năm cho các khoản đóng góp này. Doanh nghiệp sẽ bị giảm lãi là đương nhiên.

Áp lực lớn 
cho doanh nghiệp

Ông Vũ Đức Giang 
(chủ tịch Hiệp hội Dệt may) khẳng định: "Rõ ràng là mức tăng 12,4% là một áp lực đối với ngành dệt may VN.

Chúng tôi cho rằng khi năm 2016 tăng lương tối thiểu ở mức 12,4%, toàn ngành dệt may VN cần tăng thêm 400 tỉ đồng để đóng phí 2%.

Còn tăng phí đóng BHXH do tăng mức lương tối thiểu của toàn ngành cần khoảng 6.000 tỉ đồng. Đấy là một vấn đề áp lực lớn. Chỉ có tìm cách tăng năng suất lao động, cải tiến công nghệ và quản trị, doanh nghiệp chúng tôi mới có khả năng chi trả cho những chi phí sẽ tăng từ năm 2016 này trở đi."

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục