'Làm công việc chân tay như chăn nuôi, trồng hoa, trồng rau... bên này cũng vẫn kiếm được khoảng nghìn đô, về nước thì bọn em biết kiếm đâu ra công việc với mức lương đó', một lao động từng làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc chia sẻ.
Lĩnh vực xăng, dầu, khí đốt thưởng Tết “đậm”, nhu cầu nhảy việc tăng cao
- Cập nhật : 10/01/2016
(Lao dong)
Người lao động tại lĩnh vực khai thác khoáng sản, xăng, dầu và khí đốt nhận được mức thưởng cao nhất, có đến 14% nhận được hơn 4 tháng lương thưởng.
Theo khảo sát thị trường công bố bởi JobStreet.com, có đến 16,7% không được thưởng Tết. Mức thưởng dưới 1 tháng và từ 1-2 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 35,6% và 31,5% trong số các lao động được khảo sát.
Dựa trên thống kê đầu năm 2015 của JobStreet.com, mức thưởng này phần lớn chỉ tăng khoảng từ 3-6% so với năm vừa qua (77,6% lao động được khảo sát). Đặc biệt, trên 74% số lao động được khảo sát cho rằng mức thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn hoặc bằng so với năm 2015.
Khảo sát này cũng chỉ rõ chênh lệch về mức thưởng phụ thuộc lớn về cấp bậc của người lao động.
Cụ thể, 72% lao động được JobStreet khảo sát, ở cấp bậc quản lý cho rằng họ nhận được mức thưởng “khủng” từ 1 đến trên 4 tháng lương, tương đương 33 đến 135 triệu đồng trong khi đó 58,26% lao động ở cấp bậc nhân viên chỉ nhận được mức thưởng dưới 1 tháng lương.
Theo đó, người lao động tại lĩnh vực khai thác khoáng sản, xăng, dầu và khí đốt nhận được mức thưởng cao nhất, có đến 14% nhận được hơn 4 tháng lương thưởng.
66% muốn nhảy việc sau Tết
Tương tự những dự báo từ các chuyên gia trong chương trình hội thảo cà phê nhân sự do JobStreet tổ chức trong tháng 12, khảo sát chỉ ra rằng hơn 66% lao động sẵn sàng chuyển việc để có một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn thay vì tiếp tục làm việc cho công ty hiện tại trong 12 tháng tiếp theo. Trong đó, 49% quyết định tìm việc ngay trong Tết.
Đáng lưu ý là mức lương thưởng không phải là yếu tố được nhân viên đặt lên hàng đầu để tiếp tục làm công việc hiện tại.
Khảo sát cho thấy môi trường làm việc năng động, truyền cảm hứng mới là yếu tố hàng đầu (22%) người lao động quan tâm. mức lương thưởng tốt chỉ đứng ở vị trí thứ hai (16,8%).
Theo bà Angie SW Phang, Tổng Giám đốc JobStreet Việt Nam, mức lương của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực do trình độ và năng suất lao động thấp hơn, và có đến 60% số người được JobStreet khảo sát nói rằng mức lương của họ không đủ sống, dù tỷ lệ tăng lương bình quân của Việt Nam gần đây là 2 con số, cao hơn mức tăng trưởng lương của nhiều nước trên thế giới chỉ ở mức 1 con số.