Để tránh bị lừa, tốt nhất người lao động nên tìm hiểu thông tin, thủ tục tại Sở LĐ-TB-XH của địa phương nơi mình đang sinh sống
Giảm tối thiểu 400.000 biên chế trong bốn năm tới
- Cập nhật : 30/10/2017
Thu gọn cấp xã, tổ chức linh hoạt sở ngành, giảm đơn vị trực thuộc bộ... là giải pháp được nêu trong Nghị quyết của Trung ương.
Hội nghị Trung ương 6, khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Hà (thành viên tổ biên tập dự thảo Nghị quyết, Ban Tổ chức Trung ương) cho hay, Nghị quyết đề ra bốn nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2021, bao gồm việcgiảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Theo ông, hiện có bốn triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính lực lượng vũ trang), với mục tiêu trên thì nhiệm vụ của các cơ quan trong bốn năm tới là giảm tối thiểu 400.000 biên chế.
Thu gọn cấp xã
Nghị quyết của Trung ương đề raviệc sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; giảm số lượng thôn, tổ dân phố.
Quy định hiện hành yêu cầu cấp xã phảitừ 30 km2 và 5.000 người trở lên, tuy nhiên ông Hà cho biếtcả nước có tới 724 xã chưa đạt một nửa tiêu chí về dân số và diện tích tự nhiên; thậm chí nhiều xã - phường chưa đến một km2.
"Những xã nhỏ quá sẽ được nhập lại. Hiện trung bình mỗi xã có trên 20 công chức, chưa kể những người hoạt động không chuyên trách. Việc sáp nhập hàng trăm xã sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách cả nghìn tỷ đồng mỗi năm", ông Hà nói.
Ông Nguyễn Đức Hà cho biết Trung ương Đảng đặt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Ảnh: Vinh An
Tổ chức linh hoạt sở ngành cấp tỉnh
Về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh,Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết tới đây sẽphân cấp mạnh cho địa phương,"không áp khung chung cho tất cả tỉnh, thành như trước mà tạo cơ chế mở, trao quyền chủ động cho cơ sở".
Cụ thể, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được tổ chức thành hai nhóm, gồm các sở ngành mà địa phương nào cũng có, gọi tắt là sở "cứng" như Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Y tế...
Nhóm còn lại là các sở ngành được tổ chức sở phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành (sở "mềm"), ví dụ Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch...
"Chính quyền địa phương được quyền xem xét, quyết định nên hợp nhất, giải thể, có thành lập hay không sở ngành nào để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn", Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Tương tự, Trung ương chỉ quy định chung về số lượng cấp phó và địa phương được quyềnbố trí cụ thể, miễn sao không vượt khung.
Giải thích nội dung trên, ông Nguyễn Đức Hà nêu ví dụ, một tỉnh có 15 sở ngành, trung bình mỗi sở ngành có 3 phó, tổng cộng là 45 cấp phó. "Nếu Sở Nông nghiệp nhiều việc, tỉnh có thể bố trí 4 phó giám đốc, Sở Tư pháp ít việc thì một phó, miễn sao toàn tỉnh không quá 45 nhân sự cấp phó", ông Hà nói. Ông cũng cho rằng, việc cắt giảm người làm lãnh đạo, quản lý sẽ giúp ngân sách bớt gánh nặng về phương tiện, trụ sở, phụ cấp...
Giảm số lượng đơn vị trong các bộ
Trung ương thống nhất yêu cầu tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ...
"Sau ba nhiệm kỳ, từ khóa 11 đến nay nay, số tổng cục tăng gấp đôi, lên 42 đơn vị. Nghĩa là bộ máy có 42 tổng cục trưởng, khoảng 200 tổng cục phó, chưa kể các đơn vị bên trong tổng cục cũng phát sinh theo. Chỉ giảm riêng chỗ này cũng rất đáng kể rồi", ông Hà nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông, Trung ương Đảng đã yêu cầu tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những cơ quan có chức năng tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp.
"Việc nghiên cứu này là cơ sở thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…", ông Hà nói.
Cơ chế tiền lương theo sau việc tổ chức bộ máy
Không phải lần đầu nỗ lực tinh giản biên chế được triển khai, tuy nhiên nhiều năm qua Chính phủ đối mặt với tình trạng "càng nói tinh giản bộ máy càng phình ra". Vậy lần này có gì khác?
Theo ông Hà, lần này Trung ương nêu rõĐảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị; ở Trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị; ở địa phương trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh.
Cụ thể, Ban Tổ chức Trung ương quản lý hệ thống tổ chức của Đảng và đoàn thể;Bộ Nội vụ quản biên chế khối nhà nước; Ủy ban thường vụ Quốc hội quản lý biên chế Quốc hội; Chủ tịch nước quản Văn phòng Chủ tịch nước và khối tư pháp...
"Bộ ngành nào muốn tăng thêm một vụ, cục hoặc tương đương trở lên thì phải xin ý kiến Bộ Chính trị. Như vậy là không dễ hay nói đúng hơn là không thể tự tiện phát sinh bộ máy và biên chế", ông Hà phân tích.
Thời gian tới, cấp có thẩm quyền sẽ phâncôngcụ thể cho từng cơ quan, đơn vị. Ví dụ giảm 10% biên chế, "anh thực hiện tốt được khen thưởng, nếu không sẽ có chế tài. Đây là tiêu chí đểcất nhắc, đề bạt cán bộ".
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, biên chế được tinh giảndựa trên 3 trụ cột chính là giảm đầu mối; tổ chức lại cơ cấu bên trong và sắp xếp chức năng các đơn vị không trùng lặp.
"Hội nghị Trung ương 7 trong năm tới sẽ bàn về cơ chế tiền lương, chính là dựa trêncơ sở giải quyết được hai Nghị quyết lần này vềsắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập", ông Tân cho biết.
Theo Hoàng Thuỳ - Võ Hải - Anh Minh - vnexpress.net