Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 từ 6,6-6,8%, tức tăng thêm 0,1 điểm phần trăm so với mục tiêu của năm 2018.

WEF nhận định ngay cả nếu Việt Nam có chịu tổn thương bởi làn sóng bảo hộ dâng cao tại phương Tây, Việt Nam có thể trông chờ vào tầng lớp trung lưu ngày một giàu có để có động lực tăng trưởng.
Khi đi trên các con phố của Hà Nội, bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng ở khắp nơi. Người người đi lại đông đúc, họ mua sắm không ngừng nghỉ, tấp nập đi học đi làm. Việt Nam là một đất nước trẻ, đang tăng trưởng và còn rất nhiều tiềm năng, theo nhận xét được đưa ra bởi ông Peter Vanham, trưởng bộ phận truyền thông của Mỹ tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018.
Nếu như cách đây chỉ khoảng 30 năm, kinh tế Việt Nam còn rất khó khăn. Bằng cách nào mà đất nước Đông Nam Á này có thể trở thành một nước thu nhập trung bình ở hiện tại?
Ở thời điểm năm 1975, kinh tế Việt Nam đối diện với vô vàn thách thức. Đến giữa thập niên 1980, GDP bình quân đầu người ở quanh ngưỡng khoảng từ 200 đến 300USD. Thế nhưng sau đó thay đổi đã đến.
Giờ đây, Việt Nam là một trong những “ngôi sao” trong nhóm các nước mới nổi. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng được trong ngưỡng từ 6 đến 7% - tương đương với Trung Quốc, xuất khẩu đang ngày chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong tổng GDP. Việt Nam đang sản xuất đủ loại mặt hàng, từ giầy thể thao Nike cho đến điện thoại thông minh của Samsung.
Giáo sư tại đại học Delaware, ông Sheng Lu, chỉ ra Việt Nam đang thừa rất ít người lao động cũng như cơ sở sản xuất.
Điều thần kỳ này đã xảy ra như thế nào? Theo phân tích của chuyên gia tại Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức nghiên cứu Brookings, sự thành công của kinh tế Việt Nam có thể được giải thích bởi ba yếu tố: “Thứ nhất Việt Nam đã áp dụng chính sách tự do hóa. Thứ hai, Việt Nam áp dụng chính sách tự do hóa kết hợp với biện pháp cải cách tại nội địa thông qua giảm điều tiết và giảm chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đầu tư mạnh tay vào phát triển con người, chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư công”.
Xét đến yếu tố đầu tiên, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh vào các thỏa thuận tự do thương mại mà Việt Nam đã ký kết trong vòng 20 năm qua. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khu vực tự do thương mại ASEAN.
Năm 2000, Việt Nam ký kết thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Từ đó đến nay, Việt Nam ký kết thêm nhiều thỏa thuận với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc. Năm nay, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết, dù không có Mỹ.
Tất cả các thỏa thuận trên đã giúp cho các mức thuế cả nhập khẩu và xuất khẩu giảm đi.
Không chỉ mở cửa nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đồng thời đưa ra nhiều chính sách cải tổ. Năm 1986, chính phủ chính thức thông qua Luật đầu tư nước ngoài (FDI), cho phép doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
Từ đó đến nay, theo nghiên cứu của công ty luật Baker & McKenzie công bố năm 2016, luật này đã được điều chỉnh rất nhiều lần để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, giảm những yếu tố rườm rà và giúp khơi thông dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Thế giới cũng thừa nhận nỗ lực của Việt Nam. Trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nếu như vào năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77 thì đến năm 2017, Việt Nam đã được nâng hạng lên vị trí thứ 55. Trong xếp hạng về tính thuận lợi của môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 68 trong năm 2017 trong khi đó vào năm 2007, Việt Nam ở vị tri 104.
Theo khẳng định của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có nhiều bước tiến trong việc thực thi các hợp đồng, hỗ trợ tăng cường tiếp cận tín dụng và điện, đóng thuế và giao dịch liên biên giới.
Cuối cùng, Việt Nam đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực và hạ tầng. Dân số Việt Nam hiện ở mức 95 triệu người, Việt Nam đầu tư mạnh vào giáo dục các cấp. Điều này hoàn toàn cần thiết. Việt Nam cũng đầu tư nhiều tiền phát triển mạng Internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang gõ cửa Đông Nam Á và việc chuẩn bị sẵn một hạ tầng công nghệ thông tin tốt giúp tạo ra một nền móng vững chắc.
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn trong khu vực - Financial Times
Tất cả các hoạt động đầu tư đã mang lại kết quả. Với hạ tầng tốt và chính sách hỗ trợ thị trường quan trọng, Việt Nam trở thành trung tâm của đầu tư nước ngoài và sản xuất tại khu vực Đông Nam Á. Hàng loạt công ty điện tử Nhật và Hàn Quốc như Samsung, LG, Olympus và Pioneer cũng như nhiều công ty may mặc châu Âu, Mỹ đã mở cửa hàng hoặc nhà máy tại Việt Nam. Đến năm 2017, theo Financial Times, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trong khu vực và là nước xuất khẩu hàng điện tử lớn thứ 2 sau Singapore.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mạnh. Từ năm 2010, GDP của Việt Nam tăng trưởng khoảng 5%/năm đến năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,8%. Việt Nam nhờ vậy đã vươn lên thành nước thu nhập trung bình. Vào năm 1985, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 230USD, trong khi đó đến năm 2017 đã lên 2.343USD. Nếu điều chỉnh ngang giá sức mua, GDP bình quân đầu người tại Việt Nam đạt hơn 6.000USD.
Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam sẽ hưởng lợi thay vì chịu tổn thương bởi căng thẳng thương mại toàn cầu. Chính phủ Mỹ tăng thuế với hàng trăm tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sản xuất sang Việt Nam.
Và ngay cả nếu Việt Nam có chịu tổn thương bởi làn sóng bảo hộ dâng cao tại phương Tây, Việt Nam có thể trông chờ vào tầng lớp trung lưu ngày một giàu có để có động lực tăng trưởng. Các hãng bán lẻ trong nước cũng như nước ngoài đang ráo riết tìm kiếm cơ hội phát triển tại Việt Nam, ngày một nhiều người có khả năng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ.
Sẽ có một ngày, những cửa hàng nhỏ và xe máy sẽ được thay thế bởi ô tô và các trung tâm thương mại lớn. Thế nhưng ở hiện tại, Việt Nam đang tăng trưởng, ở tốc độ riêng của mình và bằng cách của riêng mình.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 từ 6,6-6,8%, tức tăng thêm 0,1 điểm phần trăm so với mục tiêu của năm 2018.
Chuyên gia cho rằng, môi trường kinh doanh và cảm nhận của thị trường là những thách thức rất lớn đang chờ đón vào năm 2019. Cùng với đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa biết dừng ở đâu và như thế nào cũng là một trong những ẩn số đang lưu ý của năm tới.
Quân đội đã cổ phần hoá 32/38 doanh nghiệp, thoái hết vốn tại 10/21 công ty cổ phẩn.
Với số liệu được công bố trong sáng nay 28/9, Tổng cục Thống kê khẳng định kinh tế trong nước vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, tính chung 3 quý, GDP ước đạt 6,98%, cao nhất trong 8 năm trở lại đây.
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một số dự án thuộc 12 dự án yếu kém của ngành công thương có thể sẽ phải cho phá sản, giải thể nếu không bán được, hoặc cho hoạt động trở lại nhưng không có hiệu quả.
CNBC nhận định Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nhất 8 năm, đang vượt qua sức ép từ cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi trong khi nhiều quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt bất ổn.
Thu hút FDI là một mảnh ghép rất thành công trong bức tranh kinh tế của Việt Nam trong vòng 3 thập kỷ qua.
Chuỗi cung ứng cho các thương hiệu lớn đang tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng gia tăng.
Việt Nam hiện nay đang rất khởi sắc về phát triển kinh tế và nhận được sự quan tâm của các đối tác quốc tế và các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự