Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,08%, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2008, và là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam có thể bứt phá trong năm 2019 và các giai đoạn phát triển sau.

Quân đội đã cổ phần hoá 32/38 doanh nghiệp, thoái hết vốn tại 10/21 công ty cổ phẩn.
Trả lời báo chí sáng 9/10 Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, cho biết Bộ Quốc phòng đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.
Ông Đức cho biết, hiện Bộ Quốc phòng đã hoàn thành cổ phần hoá 32/38 doanh nghiệp của giai đoạn 2013-2015; sẽ tiếp tục cổ phần hóa 29 doanh nghiệp đến 2020.
"Bộ Quốc phòng đã thoái hết vốn tại 10/21 công ty cổ phần, 11 doanh nghiệp còn lại đang tiếp tục triển khai. Đến năm 2020, từ 88 doanh nghiệp quân đội sẽ giảm còn 17", Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức cho biết.
Ngoài ra, do yêu cầu nhiệm vụ, vừa qua Bộ Quốc phòng thành lập, phát triển một số một số đơn vị, lực lượng mới Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86)... "Nhưng về quân số thì không tăng", Thiếu tướng Đức khẳng định.
Ông nhấn mạnh, việc sắp xếp bộ máy phải đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, với nhưng bước đi phù hợp.
Theo Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2020 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng tiếp tục duy trì doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước với 17 doanh nghiệp, trong đó giữ nguyên 12 đơn vị đang làm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đề án hình thành 5 tổng công ty có nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật đặc chủng, trên cơ sở cơ cấu lại các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng.
Bộ Quốc phòng cổ phần hoá 29 doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thương mại, xây dựng, dịch vụ; thoái vốn Nhà nước tại 20 công ty cổ phần (thuộc danh mục doanh nghiệp, Nhà nước không cần nắm giữ vốn điều lệ). Một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ được sáp nhập, hợp nhất.
Bộ Quốc phòng sẽ duy trì tỷ lệ vốn Nhà nước từ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019 tại 12 doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, gồm các tổng công ty: Đông Bắc, Xăng dầu Quân đội, Xây dựng Lũng Lô, Xây dựng Trường Sơn, Thành An, Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng, Xây dựng công trình hàng không (ACC), Tổng công ty 28 và các công ty: X20, Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Tecapro), In Quân đội 1, In Quân đội 2.
Theo Viết Tuân/ VnExpress
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,08%, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2008, và là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam có thể bứt phá trong năm 2019 và các giai đoạn phát triển sau.
Tiềm năng của nền kinh tế còn rất lớn và xuất hiện thêm không ít cơ hội mới. Nếu có giải pháp thực thi tốt, tận dụng được cơ hội mới, khai thác tốt hơn tiềm năng của nền kinh tế, trong 2 năm tới Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đà tăng trưởng.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Việt Nam cao hơn mục tiêu năm 2018 và các mục tiêu khác gần như không thay đổi, trong bối cảnh kinh tế thế giới có triển vọng kém khả quan. Theo nhiều ý kiến, có cơ sở để kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao cả trong ngắn và dài hạn, dù đối mặt với không ít thách thức nội tại cũng như bên ngoài.
Có 3 lý do khiến chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh bi quan về triển vọng kinh tế năm 2019: nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm, tác động khó đoán của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam và tình hình kinh tế - xã hội nhiều điểm nghẽn của Việt Nam.
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 từ 6,6-6,8%, tức tăng thêm 0,1 điểm phần trăm so với mục tiêu của năm 2018.
Chuyên gia cho rằng, môi trường kinh doanh và cảm nhận của thị trường là những thách thức rất lớn đang chờ đón vào năm 2019. Cùng với đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa biết dừng ở đâu và như thế nào cũng là một trong những ẩn số đang lưu ý của năm tới.
Với số liệu được công bố trong sáng nay 28/9, Tổng cục Thống kê khẳng định kinh tế trong nước vẫn giữ được đà tăng trưởng. Trong đó, tính chung 3 quý, GDP ước đạt 6,98%, cao nhất trong 8 năm trở lại đây.
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một số dự án thuộc 12 dự án yếu kém của ngành công thương có thể sẽ phải cho phá sản, giải thể nếu không bán được, hoặc cho hoạt động trở lại nhưng không có hiệu quả.
WEF nhận định ngay cả nếu Việt Nam có chịu tổn thương bởi làn sóng bảo hộ dâng cao tại phương Tây, Việt Nam có thể trông chờ vào tầng lớp trung lưu ngày một giàu có để có động lực tăng trưởng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự