Đó là nhắc nhở của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từ năm 2003, khi ông còn ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính. Lúc ấy chưa ai có thể dự báo, nợ Chính phủ có thể vượt 50% GDP.
Tỷ lệ nợ xấu đạt mục tiêu nhưng chưa được xử lý triệt để
- Cập nhật : 21/10/2015
(Tai chinh)
Thủ tướng cho biết tỷ lệ nợ xấu xuống 2,9% vào cuối tháng 9/2015. Như vậy, hệ thống ngân hàng đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Tuy vậy, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng xử lý nợ xấu chưa triệt để.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, đến tháng 9 năm 2015, nợ xấu còn 2,9% (tháng 9/2012 là 17,43%) và đã giảm 17 tổ chức tín dụng.
Con số nợ xấu được Ngân hàng Nhà nước cập nhật mới nhất là tới tháng 6/2015 với tỷ lệ là 3,72%. Trước đó, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết nợ xấu tới cuối tháng 8/2015 là 3,2%.
Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế Quốc hội trích ý một số ý kiến cho rằng nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa thực sự hiệu quả. Các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, kể cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
Mục tiêu và giải pháp trong giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng cho biết tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, tiềm lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tập trung tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của VAMC. Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, thao túng, gây hậu quả nghiêm trọng, xử lý nghiêm các sai phạm. Bảo đảm an toàn hệ thống.