Việt Nam có khoảng hơn 200 người siêu giàu sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Con số này kém xa so với một số nước trong khu vực như Singapore (2.170 người), Indonesia (1.950 người) hay Thái Lan (1.250 người).
Trung Quốc tăng mạnh lượt góp vốn mua lại doanh nghiệp Việt
- Cập nhật : 15/06/2017
Đầu tư từ Trung Quốc dưới hình thức M&A đang gia tăng, thậm chí có thể trở thành xu hướng chủ đạo thời gian tới.
Chiến lược “Made in China 2025” đang được Trung Quốc quyết liệt thực hiện nhằm thay đổi triệt để bộ mặt công nghiệp của nước này. Điều này, càng khiến lượt góp vốn mua lại các doanh nghiệp của Việt Nam tăng mạnh.
Trung Quốc đại lục có hơn 300 lượt góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, theo số liệu từ Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách.
Nếu tính cả phần vốn góp mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam của các nhà đầu tư đến từ vùng lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc), số lượt góp vốn mua doanh nghiệp Việt Nam có yếu tố Trung Quốc là hơn 568 lượt, chỉ đứng sau số lượt góp mua cổ phần của Hàn Quốc, hầu hết tập trung vào lĩnh vực bất động sản và du lịch tại các thành phố giàu tiềm năng như Nha Trang hay Đà Nẵng.
TS Phạm Sĩ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, nhận xét, việc thúc đẩy đầu tư FDI ra bên ngoài không chỉ xuất phát từ đặc điểm hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc mà còn bắt nguồn từ việc chính phủ hoạch định chính sách mới, trong đó đáng chú ý hơn là chương trình đầy tham vọng “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”.
Việc thực hiện chiến lược này, TS Thành nói vừa hướng đến việc giúp Trung Quốc ứng phó với thách thức bị các nước công nghiệp phát triển chi phối về công nghệ vừa giành được lợi nhuận lớn hơn tại các phân khúc giá trị gia tăng cao hơn và đặc biệt là chống ô nhiễm môi trường.
Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo mới đây cũng cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phẩn doanh nghiệp Việt Nam đã lên tới hơn 256 dự án, thay vì 21 dự án vào cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ tăng vốn FDI từ Trung Quốc là 140%, tính đến hết tháng 4 năm 2017. Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhất sự quan tâm của đối tác với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm hơn 50%. Kế đến là khai khoáng với 1,28 tỷ USD và bán ô tô xe máy đứng thứ 3 với 546,68 triệu USD, trên cả ngành bất động sản.
Nhìn lại, sự dịch chuyển đặc biệt rõ khi Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán TPP. Các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung vào nhóm ngành da giày và dệt may, là những ngành được đánh giá là có lợi thế của Việt Nam trong khối TPP.
Tại Nam Định, các dự án lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc gồm dự án 400 triệu USD xây khu công nghiệp dệt may; 1 dự án do liên doanh Vinatex và hai Cty Luen Thai (Hồng Kông) và Sanshui Jialida (Trung Quốc ) dự định đầu tư khu công nghiệp dệt may dệt may Rạng Đông, 1.500ha, vốn đầu tư 350 triệu USD.
Trước đó, Nam Định cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất sợi - dệt - nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD của Tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).
Theo TS Thành, khi Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện chiến lược này, làn sóng thải loại các công nghệ lạc hậu sẽ được đẩy mạnh. Do đó, hoạt động M&A hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Trung Quốc với doanh nghiệp Việt Nam cũng cần được chú ý hơn, tránh các hình thức “chuyển giá” mới.
Hiện nay, tại Đà Nẵng, hoạt động đầu tư bất động sản, dịch vụ của công ty Trung Quốc đang lợi dụng kẽ hở của luật Việt Nam để trốn thuế. Cách làm là các công ty Trung Quốc thành lập công ty con tại Đà Nẵng để thực hiện dự án bất động sản, du lịch.
Chưa hết, các chủ đầu tư này chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác thông qua việc thay đổi chủ sở hữu công ty mẹ ở nước ngoài mà không làm thay đổi pháp nhân công ty con tại Đà Nẵng, do đó không phải đóng thuế, ông Thành dẫn chứng.
Hải Vân
Theo Nhipcaudautu.vn