Là doanh nghiệp làm ăn khấm khá nhất trong số 9 công ty con của PVC, mới đây PVC - MS thông báo đã nộp đủ số tiền nợ thuế từ năm 2013 sau khi bị Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy”. Tổng số tiền phải nộp chưa tới 1 tỷ đồng.
Tổng cục Thống kê: Lao động bỏ việc nhà nước ra làm tư nhân ngày một nhiều
- Cập nhật : 31/08/2016
(Kinh te)
Từ số liệu của Tổng cục thống kê, có thể thấy đang có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, tại thời điểm 1/8/2016, số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lao động trong khu vực doanh nghiêp nhà nước giảm 0,7%, trong khi khu vực ngoài nhà nước tăng 1,9% còn khu vực FDI tăng tận 8,1%.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 4,8% so với cùng thời điểm năm trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi ngành khai khoáng đang trong cơn thoái trào, gặp nhiều khó khăn, bất lợi.
Trái ngược với tình hình lao động trong ngành khai khoáng, lượng lao động trong ngành chế biến, chế tạo tăng 5,7%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%; ngành sản xuất, phân phối điện bằng mức cùng thời điểm năm trước.
Tính đến thời điểm 1/8/2016, Thái Nguyên là địa phương có lượng lao động của các doanh nghiệp lớn tăng cao nhất là 34%; tiếp đến là Hải Phòng tăng 12,7%; Đồng Nai và Bình Dương cùng tăng 7,2%; Vĩnh Phúc tăng 6,2%; Bắc Ninh tăng 3,6%; Đà Nẵng tăng 3,1%; Hải Dương tăng 2,7%; Quảng Nam tăng 2,4%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,9%; Hà Nội tăng 1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,6%; Quảng Ninh giảm 0,3%; Quảng Ngãi giảm 3,4%.