“Việc bị truy thu và phạt oan khiến tôi không có tâm trí nào để kinh doanh nữa” - chủ một doanh nghiệp tâm sự.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần, giai đoạn 2016-2017 đối với 3 đơn vị: Viện Dệt May, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, Viện Mẫu thời trang - Fadin.
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định việc cổ phần hóa Trung tâm Y tế - Bệnh viện Dệt May sau khi đánh giá kết quả cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.
Cụ thể, thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần, giai đoạn 2016-2017 đối với 3 đơn vị: Viện Dệt May, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, Viện Mẫu thời trang - Fadin.
Bộ trưởng Bộ Công Thương được Thủ tướng ủy quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập này và triển khai các công việc liên quan theo quy định. Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước (nếu còn) tại các công ty cổ phần.
Về Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục hoạt động theo cơ chế tự chủ theo Quyết định số 769/QĐ-TTg ngày 4/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai tái cơ cấu, sắp xếp lại và đẩy mạnh tự chủ đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn 2016-2020. Khi có đủ điều kiện, Bộ Công Thương tiếp tục sắp xếp theo quy định.
Công ty mẹ Vinatex được Thủ tướng quyết định chuyển thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu hồi tháng 6/2010. Đến tháng 2/2013, Thủ tướng ban hành Quyết định 32 phê duyệt Đề án tái cơ cấu tập đoàn giai đoan 2013 - 2015. Đến tháng 5/2014, phương án cổ phần hóa Công ty mẹ Vinatex được phê duyệt, sau đó, tập đoàn này đã thực hiện thành công bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 22/9/2014.
Tại phiên đấu giá trên, 90% lượng cổ phần chào bán của Vinatex đã được đấu giá thành công với giá đấu bình quân thành công là 11.000 đồng/cp, mang về cho Vinatex tổng cộng 1.216 tỷ đồng. Đợt IPO này của Vinatex có 30 nhà đầu tư nước ngoài tham gia và đã mua trọn hơn 55 triệu cổ phiếu.
Sau IPO, trong cơ cấu vốn của Vinatex có 51% thuộc sở hữu Nhà nước, 24% nhà đầu tư chiến lược, 0,6% người lao động và 24,4% các nhà đầu tư khác. Hai nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần Vinatex là Tập đoàn Vingroup (VIC) và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D) với lần lượt 10% và 14% vốn điều lệ Vinatex.
Tháng 6 năm ngoái, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho Vinatex với mã là VGT. Qua đó Vinatex đã thực hiện đăng ký ghi sổ 500 triệu cổ phiếu tại VSD. Nhưng đến nay mã này vẫn chưa được giao dịch chính thức.
“Việc bị truy thu và phạt oan khiến tôi không có tâm trí nào để kinh doanh nữa” - chủ một doanh nghiệp tâm sự.
Việt Nam chỉ đón nhận công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, bảo vệ môi trường là một trong những lưu ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi đến các CEO người Trung Quốc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa công bố báo cáo vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng của năm 2016, trong đó nổi bật: Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) là cơ quan trung ương được nhận nguồn vốn đầu tư lớn nhất từ ngân sách, còn về địa phương, Hà Nội chiếm ngôi đầu.
Số doanh nghiệp (DN) phá sản có quy mô vốn khoảng 10 tỷ đồng với 6.974 DN, chiếm hơn 93% tổng số DN tuyên bố phá sản trong 8 tháng qua. Số liệu trên vừa được Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra.
Sau khi Kiểm toán Nhà nước đưa ra đề nghị truy thu thêm đối với Habeco 920,2 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thì Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng trong đó phản ánh rằng, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước không thống nhất với các quy định pháp luật về thuế.
Là doanh nghiệp làm ăn khấm khá nhất trong số 9 công ty con của PVC, mới đây PVC - MS thông báo đã nộp đủ số tiền nợ thuế từ năm 2013 sau khi bị Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy”. Tổng số tiền phải nộp chưa tới 1 tỷ đồng.
Trước chỉ đạo về việc thoái vốn toàn bộ tại các doanh nghiệp lớn như Vinamilk hay Sabeco, giới chuyên gia kinh tế - tài chính bình luận, yêu cầu niêm yết trước khi bán cho nhà đầu tư và không phân biệt nhà đầu tư nội ngoại là một quyết định tuyệt vời, sẽ tốt cho tất cả các bên tham gia thị trường, trừ "nhóm lợi ích".
Hai công ty con của Samsung Electronics tại Việt Nam đạt gần 70.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2015. Với mức thuế suất thông thường, đúng ra 2 công ty này phải nộp khoảng 13.000 tỷ tiền thuế thu nhập. Tuy vậy, số thực nộp chưa bằng phần lẻ của con số này.
Việc điều tra làm rõ các vi phạm dẫn tới thua lỗ và luân chuyển cán bộ trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh là thể hiện quyết tâm chính trị rất cao trong đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm.
Theo đại diện của Tổng cục Thuế cho biết, đến nay, cơ quan thuế đã hoàn cho Công ty Formosa Hà Tĩnh hơn 14.600 tỷ đồng và thực hiện đúng theo các quy định về hoàn thuế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự