Ngày 11/12, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - tổ chức lễ đón dòng dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bir Seba, Lô 433A&416B, Algeria.
Sẽ có nhiều "cá mập" đầu tư vào bán lẻ Việt Nam
- Cập nhật : 10/12/2015
(Kinh te)
Sự tham gia hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ của thị trường thế giới sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thị trường nhiều hơn.
Bày tỏ sự quan tâm đến thị trường bán lẻ, phân phối của Việt Nam, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng,ngành bán lẻ đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại.
Trong đó, việc kết thúc đàm phán và chuẩn bị ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại với EU, việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN… sẽ giúp cho làn sóng đầu tư nước ngoài tăng nhanh ở Việt Nam và đây là cơ hội lớn cho ngành.
Theo đó, cùng với quá trình đô thị hóa tăng lên, xu hướng đầu tư bán lẻ hiện đại tăng lên cũng sẽ tạo ra việc làm mới, thu nhập và phúc lợi cho người dân. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ tăng theo, càng tạo động lực cho ngành bán lẻ phát triển.
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho các nhà đầu tư nhảy vào nhiều hơn, theo ông Tuyển, chính là do những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối trong các hiệp định mới có thay đổi so với quy định trong WTO.
Đơn cử như những quy định liên quan đến việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) với việc mở cơ sở bán lẻ thứ hai, sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam.
Ngoài ra, quy định về việc đồng bộ hóa hoạt động bán hàng tại cơ sở phân phối của nhà đầu tư nước ngoài cũng có những tác động nhất định. Theo quy định trước đây, Việt Nam không cho nhà đầu tư nước ngoài bán những mặt hàng đặc thù, song với những hiệp định tự do mới sẽ cho phép các nhà bán lẻ được tham gia phân phối những sản phẩm này.
Hay là sự phát triển của tầng lớp trung lưu và 15 năm nữa Việt Nam vẫn trong độ tuổi dân số vàng, là độ tuổi thích mua sắm, và theo ông Tuyển, các trung tâm mua sắm hiện đại và cơ sở hiện đại sẽ vẫn phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian tới.
Sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các nhà bán lẻ nước ngoài cũng sẽ mở ra nhiều phương thức kinh doanh mới trong ngành bán lẻ, theo nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại. Đáng chú ý là hình thức thương mại điện tử, và các hình thức kinh doanh hiện đại.
“Việt Nam có thể là một trong những nước phát triển nhanh về thương mại điện tử với sự phát triển của công cụ hiện đại” – ông Tuyển nhận định.
Đối với các nhà sản xuất, để tham gia sâu hơn vào chuỗi bán lẻ trên thị trường nội địa và toàn cầu, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, xu hướng thị trường sẽ có sự phân hóa thành các nhu cầu khác nhau. Do đó, bên cạnh những phân khúc cao cấp thì nhà sản xuất cần chú trọng những phân khúc cấp thấp và trung bình để gia tăng tính cạnh tranh và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.