Tại hội nghị cấp cao đầu tiên giữa Nga và ASEAN diễn ra trên lãnh thổ Nga, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước Campuchia, Indonesia, Myanmar và cố gắng tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp Việt khi đầu tư sang những thị trường này.
Ngỡ ngàng doanh nghiệp phải nộp tới 39,4% lợi nhuận
- Cập nhật : 19/05/2016
(Kinh te)
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói chỉ số nộp thuế trên lợi nhuận 39,4%, để giảm ngay cho các doanh nghiệp không đơn giản.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn trả lời báo chí những vấn đề thuế phí bên lề hội nghị triển khai nghị quyết 19/2016 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ngày 18-5, tại hội nghị của Văn phòng Chính phủ triển khai thực hiệnnghị quyết 19/2016 về cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh năm 2016-2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhắc đến chỉ số nộp thuế trên lợi nhuận 39,4% và phân tích cho thấy để giảm ngay không đơn giản.
Bà Nguyễn Minh Thảo - trưởng ban năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng doanh nghiệp VN phải nộp tới gần 39,4% lợi nhuận cho Nhà nước (theo cách tính của WB gồm cả thuế và bảo hiểm xã hội…).
Như vậy có nghĩa doanh nghiệp lãi 10 đồng, họ chỉ được giữ hơn một nửa. Đó mới là dựa trên thuế, chưa kể phí và các khoản chi phí “không tên” khác…
Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, trong con số phải nộp 39,4%, các loại thuế chỉ chiếm khoảng 15%. Trong khi đó, ông Tuấn nêu theo thông lệ quốc tế, giảm xuống là khó.
Thuế thông thường ở các nước G20 (20 nền kinh tế lớn) cũng lên tới 30-32% với doanh nghiệp lớn. Đông Nam Á cạnh tranh nhất là Singapore chỉ 7% với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp bình thường khoảng 15-17%.
Ông Tuấn cho biết VN đang áp thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp thông thường là 20%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ phải chịu mức 17%.
“Với các nước Đông Nam Á, tỉ lệ phải nộp thuế chính thức của VN chỉ sau Singapore”, ông Tuấn nói.
Trong tổng thể 39,4% lợi nhuận doanh nghiệp phải nộp, ngoài 15% thuế, theo ông Tuấn, còn 24,4% là nằm trong các khoản phải nộp khác (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) đã được quy định trong luật. Trong khi đó, các khoản này lại có xu hướng tăng lên từ nay đến năm 2018.
Ông Tuấn đề nghị Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nghiên cứu và đánh giá rõ phần 24,4% lợi nhuận mà doanh nghiệp phải nộp này.
“Cá nhân tôi cho rằng cần xem lại, nhất là câu chuyện xu hướng đến năm 2018 để có kiến nghị cho phù hợp” - ông Tuấn nói.