Cùng nhìn lại các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam 10 năm qua, dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...

Xung quanh việc chủ đầu tư dự án nước sạch sông Đà số 2 về Hà Nội lựa chọn một công ty Trung Quốc cung cấp đường ống và phụ kiện với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt, có nhiều ý kiến cho rằng, không thể vì giá rẻ mà coi nhẹ chất lượng, độ an toàn của công trình.
Phải công khai cam kết
Trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc chủ đầu tư quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo cho dự án nước sông Đà số 2 đang có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến không đồng tình cũng xuất phát từ lo ngại của dư luận trước việc đường ống nước sông Đà về Hà Nội hiện nay đã xảy ra 17 lần vỡ.
Hơn nữa thực tế thời gian qua nhiều công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công đã có nhiều điều tiếng. “Việc dư luận có ý kiến khác nhau cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng vì đây là một dự án quan trọng, không vì giá bỏ thầu rẻ mà coi nhẹ chất lượng, an toàn công trình”, ông Hùng cho hay.
Ông Hùng cho rằng, vật liệu gang dẻo được xem là vật liệu truyền thống sử dụng nhiều trong các công trình cung cấp nước, song theo vị này cũng cần hết sức lưu ý, kiểm tra chặt chẽ đối với nhà thầu cung cấp vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, con người. “Ngoài việc các cơ quan thẩm quyền giám sát chặt chẽ nên chăng chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp đường ống gang dẻo cho dự án nước sông Đà về Hà Nội giai đoạn 2 cũng phải công khai cam kết với dân, với chính quyền về độ an toàn chất lượng của sản phẩm được lựa chọn”, ông Hùng nêu ý kiến.
Cùng quan điểm, PGS-TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội, Viện TNMT và Phát triển cộng đồng cho rằng, không nên vì giá rẻ hay tiếc tiền đối với những công trình liên quan đến sức khỏe con người và cộng đồng. Về việc nhà thầu Trung Quốc thắng thầu, theo bà An việcđấu thầu không được phép hạn chế cho những người tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là tiêu chí đấu thầu và đặc biệt việc giám sát chặt chẽ sản phẩm được lựa chọn. “Nhiều người cho rằng khi đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu quy trình tốt, hồ sơ đẹp nhưng sản phẩm đưa vào sử dụng không tốt, hoạt động không tốt. Cho nên ở đây theo tôi cần công bố công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹ thuật của đường ống nước này và cơ quan chức năng cần phải giám sát chặt việc thực hiện của dự án”, bà An nói.
Nhà thầu từng bị nhiều khách hàng “chê”
Liên quan việc Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco), chủ đầu tư dự án công bố thông tin về việc lựa chọn đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) với giá bỏ thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt, báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (Bộ KH&ĐT), đơn vị thẩm định hồ sơ đấu thầu dự án đường ống nước sông Đà 2 lại đưa ra một vài nhận định quan ngại về chất lượng ống gang dẻo của doanh nghiệp này.
“Mặc dù nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng ống gang dẻo của nhà thầu tại một số dự án thực hiện tại Việt Nam chưa làm hài lòng khách hàng. Một số thông tin khác từ khách hàng trên thế giới cũng không hài lòng với sản phẩm ống gang dẻo của Xinxing. Tổ chuyên gia lưu ý chủ đầu tư đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát chất lượng hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và phương thức duy tu bảo trì sau này”, báo cáo nêu rõ.
Cũng theo Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá tại Hồ sơ mời thầu của Viwasupco chưa quy định nội dung đánh giá liên quan đến dây chuyền công nghệ, thiết bị để sản xuất. Vì vậy, nếu chỉ dựa trên hồ sơ mời thầu và đánh giá theo khía cạnh xem xét hồ sơ tài liệu thì có thể dẫn tới loại bỏ những nhà thầu có năng lực, tiềm năng để thực hiện dự án.
Trả lời về những khuyến nghị của Trung tâm hỗ trợ đấu thầu, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco cho biết, trước những kiến nghị này Viwasupco đã gửi văn bản tới những đơn vị, doanh nghiệp sử dụng ống gang dẻo của Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing. “Chúng tôi đã khảo sát những khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm ông gang dẻo của Công ty Xinxing, đều nhận được những phản hồi tích cực về sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt chứ chưa có bất kỳ phản hồi tiêu cực nào”, ông Tốn nói.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, đối với khuyến cáo cần phải khảo sát trực tiếp nơi sản xuất của Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing, chủ đầu tư đã cử một đoàn công tác sang trực tiếp các nhà máy sản xuất của Công ty Xinxing. “Từ kết quả khảo sát khách hàng, khảo sát tại nhà máy của họ, Viwasupco đã báo cáo toàn bộ kết quả tới Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu. Và trong kết quả thẩm định lần 2 vào tháng 3/2016, Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu đã đồng ý với các nội dung chủ đầu tư đã báo cáo. Ngoài ra trong quá trình làm chúng tôi đều có báo cáo lên Bộ Xây dựng, Bộ KH&ĐT, UBND thành phố Hà Nội và cả Cơ quan Cảnh sát điều tra…”, lãnh đạo Viwasupco nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi khi ống gang dẻo về Việt Nam, đơn vị nào sẽ kiểm định chất lượng và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đại diện chủ đầu tư cho hay, việc kiểm định chất lượng ống tại Việt Nam do Trung tâm Phát triển công nghệ quản lý và Kiểm định xây dựng. Ống trước khi được chuyển sang Việt Nam đã được Tổ chức kiểm định độc lập quốc tế Wras kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn trước khi nước cấp cho khách hàng, sẽ được kiểm định do Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội kiểm định định kỳ thường xuyên theo các chỉ tiêu A, B, C.
Cùng nhìn lại các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam 10 năm qua, dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...
Theo ông Vũ Tiến Lộc, thời gian tới, doanh nghiệp nên tập trung vào sáng tạo hơn là quan hệ. Trước đây, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào quan hệ để có được đặc quyền đặc lợi, bây giờ, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp phải đảm bảo sự minh bạch, liêm chính và sáng tạo - như vậy mới đủ sức cạnh tranh.
Tình trạng thương mại hóa quan hệ với nhà nước với một số ưu đãi ngầm làm cho những lợi ích kinh tế chỉ có thể đạt được nhờ quan hệ "thân tín" với các cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân rất khó phát triển, ngay cả khi họ hoạt động có hiệu quả - ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nói.
Bộ Công Thương vừa có quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động 7 doanh nghiệp liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp, trong đó có Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Kết Việt Nam...
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang được xem là điểm đến đầu tư đáng chú ý nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, khi làn sóng đầu tư của giới doanh nghiệp thuộc hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang đổ vào Việt Nam.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xác nhận việc tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thương mại Vi Na Linh. Đây là công ty thứ 6 dừng hoạt động kinh doanh đa cấp kể từ sau vụ Liên Kết Việt lừa của người dân 1.900 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thương mại Vi Na Linhcông ty đa cấp
"Mọi người đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc là không hiện đại. Có hàng Trung Quốc trung ương, có hàng Trung Quốc địa phương, còn đơn vị trúng thầu cấp ống nước sông Đà giai đoạn 2 là một tập đoàn của nhà nước".
Quý I/2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 4,026 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam.
Theo Ngân hàng Deutsche Bank, rủi ro chính của Việt Nam là việc xuất khẩu của thế giới giảm tốc khiến đồng VND có thể bị mất giá trong thời gian tới, khi các đồng tiền của những đối tác thương mại khác cũng giảm giá.
Theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp (DN) hiện nay đều đang rất hứng khởi với các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết, dẫn chứng cho thấy có tới 68% DN được hỏi biết về TPP.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự