Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nước thừa nhận vẫn đang loay hoay với những khó khăn như thiếu vốn, công nghệ, nhân lực...
Coi chừng bị khởi kiện về cam kết đầu tư khi vào EVFTA
- Cập nhật : 23/03/2016
(Tin kinh te)
Theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp (DN) hiện nay đều đang rất hứng khởi với các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết, dẫn chứng cho thấy có tới 68% DN được hỏi biết về TPP.
Hiện tại, Việt Nam mới vướng vào 4 vụ tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc FET, trong đó 3 vụ thắng và 1 vụ hòa giải.
Tiền bồi thường sẽ là tiền thuế của dân!
Qua quá trình rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) về đầu tư, nhóm nghiên cứu của VCCI cho rằng, về cơ bản pháp luật Việt Nam (PLViệt Nam) đã tương thích với cam kết trong EVFTA, nhất là khi soi vào các nội dung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc EVFTA chưa tương thích với một số thể chế ở Việt Nam. Trong đó cho phép nhà đầu tư EU tại Việt Nam được quyền khởi kiện các cơ quan nhà nước nếu vi phạm các cam kết tại mục bảo hộ đầu tư của EVFTA; hoặc cam kết tại một số khoản liên quan tới nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử huệ quốc hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Bà Trang lo ngại: “Việc thực thi giải quyết tranh chấp chỉ liên quan đến nhà đầu tư EU ở Việt Nam. Nếu Nhà nước bị thua kiện thì tiền bồi thường chính là tiền thuế của người dân và DN Việt Nam!”.
Theo đó, bà Trang cũng lưu ý, để tránh bị khởi kiện, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đầu tư cần thực hiện cam kết một cách nghiêm túc. “Trong thời gian qua, xảy ra thực trạng vì sợ nhà đầu tư khởi kiện nên nhà đầu tư nước ngoài đòi cái gì, Nhà nước đồng ý luôn cái đó khiến các nhà đầu tư nước ngoài được ưu tiên nhiều hơn so với nhà đầu tư trong nước” - bà Trang cho hay.
Đề xuất xây dựng luật riêng về đầu tư EVFTA
Nghịch lý nói trên vô tình khiến các nhà đầu tư trong nước cảm thấy bị thiệt thòi. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang có nhu cầu thu hút vốn FDI lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện thông thoáng, cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên các DN trong nước lại vấp phải nhiều rào cản khi phải “cõng” đủ loại thuế phí. Dẫu vậy, tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế, các DN nước ngoài vẫn “kêu như vạc” vì bị làm khó, khiến câu chuyện mở cửa thị trường đầu tư của Việt Nam càng “loạn” hơn.
Ông Phạm Mạnh Dũng - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KHĐT cho rằng, lo ngại tăng lên khi lần đầu tiên Việt Nam cam kết nguyên tắc FET (đối xử công bằng) và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước - nhà đầu tư nước ngoài (ISDS). Chỉ cần chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục tố tụng dân sự, hình sự, hành chính, khiếu nại hành chính… nhà đầu tư EU đã có thể ngay lập tức khởi kiện.
Từ góc độ lợi ích của DN, VCCI đề xuất, với nhóm cam kết chưa tương thích với Pháp luật Việt Nam, cần xây dựng văn bản riêng thực thi hiệp định về đầu tư ở cấp luật. Ngoài ra cần bao gồm cả các cam kết mà PL Việt Nam chưa tương thích hoặc đã tương thích nhưng quy định nhằm tăng cường tính minh bạch, tạo thuận lợi cho thực thi và bao gồm cả các cam kết về ISDS (nguyên tắc, phạm vi).
Đại diện nhóm nghiên cứu VCCI, bà Trang kiến nghị Quốc hội cần xây dựng luật riêng về thực thi mục đầu tư trong hiệp định thay vì rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đầu tư hiện nay. Bà Vũ Thị Châu Quỳnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KHĐT đánh giá, đây là đề xuất khá mạnh bạo và mang tính khả thi cao, mang lại thuận lợi cho DN trong việc tiếp cận các điều khoản mà Việt Nam đã cam kết trong Hiệp định.
Theo Báo Lao Động