Theo ông Đậu Anh Tuấn, những con số đẹp của kinh tế Việt Nam đang được tô lên bởi các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Để được hưởng lợi thuế suất từ 18% xuống 0%, một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đang tìm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.
Mỗi năm, công ty may TNG thu về khoảng 25 triệu USD từ việc may gia công cho Decathlon, một nhãn hàng thể thao nổi tiếng của Pháp. Nhưng gần như 100% số vải để may sản phẩm cho Decanthlon đều được nhập khẩu. Nếu kéo dài tình trạng này, cơ hội để hưởng thuế suất 0% cũng bằng không.
Với tiêu chí quan trọng nhất là vải phải được sản xuất trong nước, doanh nghiệp này cũng không đáp ứng được.
Sớm nhận ra bất cập này, gần đây, đại diện của TNG đã sang Pháp và chủ động đề xuất với Decathlon hợp tác xây dựng một nhà máy dệt vải ngay tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty may TNG - cho biết: ‘Xây dựng dự án ngay tại Việt Nam, dự kiến năm 2016 - 2017 sẽ hình thành, chúng tôi lo nguyên liệu cho Decathlon để hưởng thuế suất 0%’.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Tổng công ty may Hưng Yên thuộc Tập đoàn Vinatex, cũng nhập khẩu tới 70% vải nguyên liệu giống hàng nghìn doanh nghiệp may trong nước. Vào thời điểm FTA giữa Việt Nam và EU chuẩn bị được ký kết cũng là lúc họ lo lắng và tìm mọi cách để tính đến việc chủ động nguyên liệu trong nước.
500 tỷ đồng đã được công ty dành để đầu tư đẩy mạnh dệt vải. Lãnh đạo của công ty cũng đang ráo riết tìm kiếm đối tác nước ngoài để hợp tác.
Đầu tư một nhà máy dệt sẽ cần lượng vốn gấp 4 lần đầu tư vào nhà máy may, chính vì thế lãnh đạo Tập đoàn Dệt may khẳng định, hướng đi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là liên kết theo chuỗi cung ứng.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, những con số đẹp của kinh tế Việt Nam đang được tô lên bởi các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, trong 9 tháng của năm 2015, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng tốc lên mức 6,5% - tốc độ mở rộng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.
Thông tin từ báo cáo mới nhất về tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2010 - 2015...
Sáng 3.12, nghị trường cuộc họp HĐND TP.Hà Nội lần thứ 14 trở nên nóng khi mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Phạm Thanh Mai (quận Hà Đông) đặt câu hỏi về nguyên nhân của nợ khó thu, số doanh nghiệp (DN) bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh và biện pháp xử lý.
Nhiều doanh nghiệp Nhật đã rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, đóng cửa hẳn nhà máy và hầu hết họ đều chọn điểm đến thay thế là Việt Nam.
Dự kiến hơn năm nữa (1-7-2017), Việt Nam sẽ không còn được nhận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhiều báo điện tử và trang mạng của Bỉ và châu Âu trong ngày 2 và 3/12 đã đăng tin về chuyến thăm Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Quan trọng hơn là hai bên cùng chia sẻ để có hướng giải quyết trong thời gian tới”, CEO Đặng Việt Dũng khẳng định.
Kết quả được Kiểm toán Nhà nước công bố gần đây vẫn cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa về tình hình tài chính, kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Cục Thuế Hà Nội khẳng định sẽ truy thu được 13.000 tỷ đồng tiền nợ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự