tin kinh te

Doanh nghiệp tăng tốc đón cơ hội 'vàng' từ EU

(Tin kinh te)

Để đón đầu Hiệp định Thương mại tự do (FTA) dự kiến ký với EU cuối năm nay, các doanh nghiệp đnag rốt ráo tăng tốc để tận dụng thời cơ giảm thuế.

Sau khi đã thống nhất được các nội dung chính, đến cuối năm nay, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với EU nhiều khả năng sẽ được ký kết. Ngay ngày đầu tiên có hiệu lực, 27 nước thành viên trong khu vực này sẽ dỡ bỏ 65% dòng thuế xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam, một số mặt hàng thuế sẽ về 0% trong 7 năm. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đánh giá FTA sẽ tác động lớn lên xuất khẩu của doanh nghiệp, nhất là các mặt hàng đang có thế mạnh như dệt may, giày dép, thủy sản… Tuy nhiên, quá trình thực thi hiệp định đòi hỏi phía Việt Nam phải nỗ lực mới tận dụng được cơ hội.

"Thách thức là không nhỏ nên bên cạnh vai trò Nhà nước, các doanh nghiệp phải chủ động chiến lược, nâng cao trình độ sản xuất, học tập kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam", ông Hoàng nói.

Thuế xuất khẩu một số mặt hàng sang EU khi FTA có hiệu lực

 FTAMFNGSP
Dệt may0% sau 7 năm0-12%0-8,5%
Giày dép0% sau 7 năm3-17%0-13,5%
Thủy sản0% sau 7 năm0-26%0-22,5%
Cà phê chế biến0% sau 7 năm0-12,5%-
Gạo

0% nhưng bị áp hạn ngạch

- Gạo hương: 30.000 tấn

- Gạo xay xát: 25.000 tấn

- Gạo sữa: 30.000 tấn

--
Tỏi0% nhưng bị áp hạn ngạch10,4%-

Đường

- Đường fructoza tinh khiết về mặt hóa học

- Đường mantoza tinh khiết về mặt hóa học

0% nhưng bị áp hạn ngạch

16%   + 50,7 EUR/100 kg

12,8%

12,5% + 50,7 EUR/100 kg

-

Nguồn: EU/Bộ Công Thương
FTA: thuế sau khi FTA có hiệu
MFN: thuế chung với các thành viên của WTO
GSP: thuế ưu đãi EU dành cho Việt Nam giai đoạn 2014-2016 

Trao đổi với VnEpxress, ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho hay EU là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2014 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, doanh nghiệp rất trông chờ sau khi FTA có hiệu lực, lĩnh vực này sẽ phát triển tích cực hơn.

“Nếu cuối năm nay hiệp định được ký, các nhà nhập khẩu sẽ tăng cường đặt hàng Việt Nam. Tôi kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng nếu có FTA cho năm 2016 sẽ khoảng 10-15% cho ngành dệt may. Tuy không tăng vọt nhưng đây là một con số đáng mong đợi khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần dần, chuẩn bị cho những năm tới”, ông Hồng nói.

Tuy vậy, ông nhấn mạnh dù cánh cửa giao thương mở ra nhưng thách thức vẫn tồn tại phía trước. Về khách quan, bức tranh kinh tế châu Âu ảm đạm sẽ ảnh hưởng lên sản lượng tiêu thụ, đồng euro mất giá làm giá hàng hóa xuất khẩu không nhích lên được. Ngược lại, yếu tố chủ quan là lương công nhân tăng lên, năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế để ứng phó với quy định về tỷ lệ xuất xứ, hàng rào kỹ thuật vốn rất chặt chẽ ở EU.

"Các doanh nghiệp lâu nay đã chuẩn bị nhưng chưa đạt được. Nếu chúng ta có nguồn nguyên phụ liệu ngon lành thì rất chủ động, nhưng hiện nay chưa có. Nhưng với tín hiệu FTA với EU sắp có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đang tăng tốc hơn để nội địa hóa. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về xã hội, môi trường… cũng tiếp tục phải cải thiện để khai thác tốt khi thuế giảm", nguyên Chủ tịch Công ty May Sài Gòn 3 chia sẻ.

Trước mắt, nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc được công nhận có xuất xứ từ Việt Nam cũng khiến doanh nghiệp trong nước giảm bớt áp lực hơn, có thêm thời gian chuẩn bị.

may mac

may mặc

 

EU cũng là thị trường quan trọng thứ nhì đối với thủy sản. Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu ở Sóc Trăng cho hay với việc dỡ bỏ thuế dần dần trong 7 năm với cá tra và tôm nước ấm, Việt Nam sẽ tận trụng triệt để hơn những lợi thế xuất khẩu đã có từ những năm qua. "Nếu thuế giảm, sức cạnh tranh trên thị trường EU sẽ ngày càng lớn nên công ty đang phải tích chực chuẩn bị về kỹ thuật, thông tin để không những giữ thị phần mà còn gia tăng. Đây là khu vực có các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và sức khỏe người tiêu dùng", vị này nói.

 

Đàm phán gạo có thể coi là bước ngoặt bởi từ trước tới nay đây khu vực này bảo hộ chặt chẽ các doanh nghiệp trong nước. Theo FTA, Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% với 85.000 tấn gạo, bao gồm 30.000 tấn gạo thơm, 25.000 tấn gạo xay xát, 30.000 tấn gạo sữa. Ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký Hiệp hội lương thực nhận định đây là thuận lợi cho doanh nghiệp.

“Thời gian qua, Việt Nam xuất vào EU chủ yếu là gạo chất lượng cao, nhạy cảm nhất là gạo trắng xay xát vì bị đụng gạo Mỹ nên xin quota (hạn ngạch) khó nhất. Việc đấu tranh được mức hạn ngạch như trên là thuận lợi cho mình”, ông nói.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, năm 2014 Việt Nam mới xuất khẩu gần 26.300 tấn gạo sang 5 trong 27 nước thành viên EU (Bỉ, Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha), kim ngạch 13,5 triệu USD. Ông Huệ nhấn mạnh dư địa cho các doanh nghiệp gạo còn rất lớn, song "mở thị trường đã khó nhưng giữ thị trường còn khó hơn". Nếu chất lượng không tốt, làm ăn không đàng hoàng có thể mất cơ hội.

Mặt khác, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường cho doanh nghiệp châu Âu khi FTA hiệu lực, đáng lo ngại nhất là chăn nuôi vì thuế nhiều mặt hàng đông lạnh sẽ dỡ bỏ, như thịt bò trong 3 năm, thịt lợn 7 năm và thịt gà 10 năm.

“Trước mắt rất khó vì hiện nay ngành chăn nuôi còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là giá thành cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi dỡ bỏ thuế quan, thịt lợn, thịt bò sẽ vào nhanh và nhiều nhất”, ông Đoàn Xuân Trúc – Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi cho biết.

Doanh nghiệp sẽ có "thời gian quá độ" khi người Việt vẫn giữ thói quen ăn thịt tươi, gà chăn thả, chỉ có thịt bò là yếu thế vì nguồn cung trong nước đang thiếu. Nhưng dần dần, thói quen này có thể thay đổi bởi thịt đông lạnh tiện trong việc bảo quản dài ngày,  an toàn thực phẩm tốt hơn và giá rẻ hơn thịt tươi.

"Lộ trình 3-10 năm không phải dài lắm. Do đó, cả doanh nghiệp, nông dân và Chính phủ phải quyết liệt để phát triển ngành chăn nuôi", ông Trúc khẳng định.

Cụ thể, Chính phủ phải có chính sách về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng kiểm soát dịch bệnh, chất lượng thức ăn gia sức, gia cầm, có cơ chế chinh sách để hình thành chuỗi khép kín và hạ lãi suất vay vốn. "Hiện nay người chăn nuôi vẫn vay vốn với lãi suất gấp 2 lần mức trung bình khu vực. Phải nhanh chóng hạ lãi suất, xóa bỏ các phí, lệ phí để ngành chăn nuôi giảm giá thành, nếu không thịt Việt Nam sẽ thua trên sân nhà", đại diện Hiệp hội đề xuất.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi phải thay đổi mô hình sản xuất, hình thành các chuỗi sản xuất lớn, áp dụng công nghệ cao. Theo ông Tống Xuân Chính – Phó cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), Nếu xây dựng được kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, giảm khâu trung gian trong giống, thức ăn, tiêu thụ thì giá thành có thể hạ 25 - 27%.

"Nếu hạ được giá thành, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ hội xuất khẩu cũng mở ra. Việt Nam đang có lợi thế lớn về quãng đường vận chuyển so với các nước khác", ông Đoàn Xuân Trúc cho hay.

(Theo Vnexpress)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Thủy sản xuất sang EU không được quá cảnh nước thứ ba

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ