tin kinh te

LHQ cho Campuchia mượn bản đồ đối chứng biên giới với Việt Nam

(The gioi)

Liên Hiệp Quốc đã cho Campuchia mượn một số tấm bản đồ để chính phủ nước này đối chứng với bản đồ được Phnom Penh sử dụng khi phân định biên giới với Việt Nam, Cambodia Daily ngày 8.8 đưa tin.

mot cua khau bien gioi viet nam-campuchia - anh: afp v

Một cửa khẩu biên giới Việt Nam-Campuchia - Ảnh: AFP V

 
Hồi tháng 6.2015, Thủ tướng Hun Sen đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho mượn bản đồ được Quốc vương quá cố của Campuchia là Norodom Sihamouk đệ trình với Liên Hiệp Quốc hồi năm 1964.
 
Tấm bản đồ này được cho là nguyên bản từ thời Pháp đô hộ Campuchia và các nước Đông Dương. Chính bản đồ này được Phnom Penh sử dụng để phân chia ranh giới đất liền với Việt Nam.
 
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc nói rằng không có tấm bản đồ nói trên, thay vào đó Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho ông Hun Sen mượn những tấm bản đồ khác để làm đối chứng.
 
“Trong thư viện Dar Hammarskjold của Liên Hiệp Quốc không có bản đồ như ông Hun Sen yêu cầu, nhưng vì vấn đề liên quan đến chính trị, thư viện Dar Hammarskjold đồng ý cho mượn bản đồ có trong thư viện như một trường hợp rất ngoại lệ và trong thời gian giới hạn”, Tổng Thư ký Ban Ki-moon viết trong bức thư trà lời người đứng đầu chính phủ Campuchia, được Cambodia Daily trích dẫn lại.
 
Dù người đứng đầu Liên Hiệp Quốc nói rằng bản đồ cho Campuchia mượn không đúng theo yêu cầu của ông Hun Sen, nhưng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia khẳng định 2 tấm bản đồ đó là một. Phay Siphan, người phát ngôn của Hội đồng Bộ trưởng nói với Cambodia Daily hôm 7.8 rằng đó chính là tấm bản đồ được Quốc vương quá cố Sihanouk đệ trình cho Liên Hiệp Quốc, nhưng người này không rõ nó được đệ trình vào năm nào.
 
Tờ báo cho biết, ông Hun Sen cho lập một ủy ban bao gồm giới chức chính phủ, đại diện các đảng phái và cả nghị sĩ để xem xét những tấm bản đồ mà Liên Hiệp Quốc cho mượn.
 
Cần chấm dứt lợi dụng xã hội Campuchia vì lợi ích đảng phái
 
“Những tấm bản đồ sẽ giúp Campuchia tránh sự kích động và chấm dứt phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan”, ông Hun Sen viết trong thư cám ơn gửi người đứng đầu Liên Hiệp Quốc.
 
ong hun sen dang doi mat voi phong trao chi trich tu dang doi lap - anh: minh quang

Ông Hun Sen đang đối mặt với phong trào chỉ trích từ đảng đối lập - Ảnh: Minh Quang

 
Từ đầu tháng 6.2015, đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc (CNRP) do ông Sam Rainsy lãnh đạo đã xới lại vụ phân định biên giới với Việt Nam trên chính trường Campuchia. Lãnh đạo CNRP chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Hun Sen sử dụng bản đồ phân định biên giới “không đúng” và nhường đất cho Việt Nam.
 
Chuyện phân định biên giới với Việt Nam bị CNRP lợi dụng và khoét sâu đến mức dấy lên phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Campuchia, gây mâu thuẫn không đáng có cho nhân dân 2 nước.
 
“Đang có những quan điểm khác nhau giữa các tổ chức phi chính phủ, đảng CNRP và CPP về vấn đề biên giới và tạo ra rạn nứt trong xã hội Campuchia”, ông Sok Touch, nhà phân tích chính trị cũng là Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia nhận định. CPP là đảng của Thủ tướng Hun Sen đang lãnh đạo chính phủ Campuchia.
 
Ông Touch nói rằng viện của ông đang làm một cuộc nghiên cứu dựa trên tất cả các tấm bản đồ mà họ có, gồm của Liên Hiệp Quốc, Pháp và cả của thư viện Quốc hội Mỹ.
 
“Chúng tôi hy vọng các nhà chính trị sẽ sớm chấm dứt sử dụng xã hội Campuchia cho mục đích chính trị. Họ được bầu để làm việc vì sự phát triển đất nước chứ không phải sử dụng vấn đề biên giới vì lợi ích cá nhân hay đảng phái”, ông Touch đượcCambodia Daily trích phát biểu.

(Theo Báo Thanh Nien)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Chiến lược nào để hàng Thái Lan chiếm lĩnh thị trường Việt?

Tiềm năng hợp tác Việt Nam-Myanmar còn rất lớn

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ