TPP và trật tự thế giới mới
Việc đem một nhóm 12 nước gồm cả các nước phát triển và mới nổi chiếm gần 40% GDP thế giới lại gần nhau còn hàm chứa những ý nghĩa khác ngoài lợi ích kinh tế. TPP được coi là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế.
TPP là một động lực giúp Việt Nam cải cách cấu trúc và tự do hóa nền kinh tế, những yếu tố cơ bản góp phần cải thiện năng suất và thu hút đầu tư” – Fitch nhận định.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cho hay, theo các mô hình dự báo, trong 12 quốc gia thành viên TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất cả về tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu và đầu tư.
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trên 10% trong vòng 10 năm tới nhờ TPP. Trong đó, hai nhân tố chịu tác động tích cực nhất là thương mại và chính sách kinh tế nội địa.
Các quy tắc trong TPP sẽ tháo gỡ rào cản thuế quan, mở cửa cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia.
Theo thống kê, các nước thành viên TPP chiếm hơn 39% tổng kim ngạch xuất khẩu và 23% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014.
Bên cạnh đó, những hiệu ứng tích cực từ thương mại có thể được chuyển hóa. Nhiều mô hình ước tính TPP có thể thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 37% trong 10 năm tới.
Đáng chú ý, trong tháng 8 vừa qua, Việt Nam cũng đã kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU). Như vậy, Việt Nam đang trên đường hoàn thiện FTA với 3 trong 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới là EU, Nhật Bản và Mỹ.
Không chỉ là một thỏa thuận tháo gỡ các hàng rào thuế quan, TPP còn hướng tới các hàng rào vĩ mô trong thương mại thông qua thiết lập bộ quy tắc về bảo vệ tài sản trí tuệ, cạnh tranh lành mạnh bao gồm các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, chính sách chi tiêu ngân sách, quy định về lao động, giải quyết tranh chấp quốc tế…
“TPP là một động lực giúp Việt Nam cải cách cấu trúc và tự do hóa nền kinh tế, những yếu tố cơ bản góp phần cải thiện năng suất và thu hút đầu tư” – Fitch nhận định.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhờ dòng vốn FDI ổn định. 3 quý đầu năm 2015, tăng trưởng GDP đạt mức trên 6,5%. Bên cạnh đó, ổn định về kinh tế vĩ mô cộng với đà phát triển bền vững là các nhân tố chính khiến Fitch nâng xếp hạng tín dụng của Việt Nam lên "BB-" trong tháng 11/2014.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rủi ro thâm hụt tài khóa vãng lao lớn và nợ công tăng cao. Fitch ước tính thâm hụt ngân sách có thể cán mốc 6,9% trong năm 2015, tăng từ 6,1% trong năm 2014. Nợ công đã tăng lên 45% GDP, mặc dù tỷ lệ này vẫn mấp mé mức trung bình 41% trong nhóm xếp hạng "BB".
Khả năng huy động tài chính từ nước ngoài vẫn là thế mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng cao đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu và siết chặt cán cân thương mại. Fitch ước tính thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ giảm từ 5% trong 2014 xuống còn 1% trong 2015.
Ngoài ra, Fitch cũng nhận định, các rủi ro trong quá trình đi đến ký kết TPP có thể gia tăng khi TPP được đưa về từng nước để chờ phê duyệt của Chính phủ. Phe đối lập trong Quốc hội Mỹ và các ứng cử viên chạy đua Tổng thống trong đợt bầu cử năm 2016 có thể khiến Hiệp định bị trì hoãn.