Việc dùng tiền dự án cho vay cá nhân, quản lý đầu tư lỏng lẻo xuất hiện khá phổ biến tại nhiều đơn vị thành viên của PVC phần nào lý giải vì sao đơn vị này thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT.
Nhìn lại vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng
- Cập nhật : 09/09/2016
(Phap luat)
Hãy cùng chúng tôi điểm lại những diễn biến chính của vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng.
Tháng 7/2014, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng nguyên là lãnh đạo của VNCB gồm Phạm Công Danh , Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương.
Sau đó 3 tháng, 16 người nguyên là giám đốc, phó giám đốc, cán bộ tín dụng... các chi nhánh của VNCB tiếp tục bị khởi tố.
Tháng 12/2015, Bộ Công an kết luận điều tra vụ án, khởi tố 50 bị can về 03 tội danh: "Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Vi phạm qui định cho vay của các Tổ chức tín dụng"; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các hành vi chủ yếu gồm rút tiền qua các hợp đồng khống, hợp đồng vay và ủy thác đầu tư... gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỷ đồng.
Tháng 5/2016, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng, quyết định truy tố Phạm Công Danh cùng 35 bị can trong vụ án.
Tháng 7/2016, phiên tòa xét xử sở thẩm vụ án chính thức diễn ra. Đây là 1 trong 8 vụ đại án có số tiền gây thất thoát lớn nhất trong lịch sử tố tụng
Tháng 8/2016, Viện Kiểm sát đã đề nghị tuyên phạt Phạm Công Danh tổng cộng 30 năm tù cho 2 tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Những bị cáo có vai trò quan trọng khác bị đề nghị từ 20 đến 26 năm tù.
Hôm nay (9/9), Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh sẽ tuyên án vụ án Phạm Công Danh - Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng này.