tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi: Lợi bất cập hại

  • Cập nhật : 13/09/2015

(Tin kinh te)

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, toà án không nên điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi.

Điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản được quy định tại Điều 427 dự thảo mới và Điều 435 dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Nhiều ý kiến không tán thành việc bổ sung Điều 435 về việc Tòa án được quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, vì hợp đồng phải được giao kết, sửa đổi, chấm dứt trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên.
 

dieu chinh hop dong do hoan canh thay doi: loi bat cap hai

Điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi: Lợi bất cập hại

Bên cạnh đó, có ý kiến tuy tán thành với quy định của dự thảo Bộ luật, nhưng đề nghị cần quy định cụ thể hơn nguyên tắc để Tòa án căn cứ vào đó sửa đổi nội dung hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng để tránh sự lạm dụng, tùy tiện.

Do còn có ý kiến khác nhau, mới đây Ủy ban thường vụ Quốc hội xin ý kiến về hai phương án: Thứ nhất, bỏ Điều 435 của dự thảo BLDS theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội với lý do Tòa án không thể can thiệp vào sự tự do ý chí, tự nguyện giao kết hợp đồng của các bên; Thứ hai giữ lại Điều 435 và có chỉnh lý lại Điều này cho chặt chẽ hơn theo hướng làm rõ khái niệm thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong trường hợp xuất hiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nếu có đủ các điều kiện quy định trong BLDS, các bên có trách nhiệm đàm phán để sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.

Tòa án chỉ sửa đổi hợp đồng nếu có yêu cầu của các bên, trong trường hợp này là các bên đã có thiện chí đàm phán, nhưng do không thống nhất được về nội dung thỏa thuận nên đề nghị Tòa án phân xử và quyết định các nội dung sửa đổi hợp đồng trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai bên. Nếu chỉ có yêu cầu của một bên thì Tòa án không có quyền sửa đổi hợp đồng mà chỉ có thể tuyên chấm dứt hợp đồng.

Tuy nhiên, các chuyên gia pháp chế cho rằng, không nên bổ sung quy định này vì quy định như vậy sẽ gây bất ổn và rối loạn xã hội. Khi cho phép Toà án tham gia vào việc điều chỉnh hợp đồng như vậy nó không chỉ phá vỡ hợp đồng mà còn xâm phạm ý chí của các bên. Trong khi đó quan hệ hợp đồng là thoả thuận ngang thể hiện ý chí tự nguyện của các bên. Nếu quy định như vậy sẽ phát sinh rất nhiều tranh chấp không chỉ ngành Ngân hàng gánh chịu mà cả hệ thống xã hội phải gánh chịu.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, toà án không nên điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi. Nếu hoàn cảnh thay đổi do các bên thoả thuận giờ mình can thiệp vào là rất nguy hiểm.

Ngân hàng Nhà nước nhất trí với loại ý kiến thứ hai là không quy định như dự thảo Bộ luật vì bản chất của hợp đồng là sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên. Trường hợp hợp đồng đã được ký kết một cách hợp pháp, trên cơ sở thỏa thuận của các bên, các cơ quan Nhà nước, trong đó có Tòa án, không được và không nên can thiệp vào sự tự do của các bên khi tham gia các giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng.

(Theo Thời báo Ngân hàng)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục