Nguyễn Văn Tuẫn nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội; Bùi Mạnh Hà, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã lạm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.
Án hành chính: Chánh thanh tra có được đại diện ủy ban?
- Cập nhật : 04/09/2015
(Tin kinh te)
Theo khoản 7 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2010, cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm sát, thanh tra, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các tòa vẫn chấp nhận cán bộ thanh tra được đại diện theo ủy quyền của UBND. Chẳng hạn gần đây, trong vụ kiện về việc chi trả phụ cấp giữa bà HTT với UBND huyện Q., sau khi TAND huyện Q. thụ lý, chủ tịch huyện đã ủy quyền cho chánh thanh tra huyện đại diện tham gia tố tụng và được tòa chấp thuận.
Có chuyện này là bởi TAND Tối cao từng có công văn hướng dẫn nghiệp vụ (nội bộ) theo hướng chấp thuận cho cán bộ thanh tra đại diện UBND với lập luận: Điều 128 Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật... Theo Điều 5 Nghị định số 14/2008 của Chính phủ (quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn của UBND) thì thanh tra là cơ quan tham mưu, giúp việc của UBND cùng cấp. Do đó, trong quá trình giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND, nếu được UBND cùng cấp ủy quyền tham gia tố tụng hành chính thì người của cơ quan thanh tra được hiểu là “người đại diện cho cơ quan của họ” (UBND cùng cấp) nên được tham gia tố tụng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cách hiểu trên là rất gượng ép, không đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010 bởi rõ ràng cơ quan của cán bộ thanh tra là cơ quan thanh tra chứ không phải UBND.
Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, khắc phục những bất cập trong thực tiễn xét xử án hành chính, thiết nghĩ dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) cần quy định theo hướng: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị kiện phải trực tiếp tham gia tố tụng. Trong trường hợp người này có lý do khách quan không thể tham gia tố tụng được thì phải ủy quyền cho cấp phó của mình tham gia tố tụng. Khi cấp phó tham gia tố tụng thì cấp phó phải được toàn quyền quyết định trong suốt quá trình giải quyết vụ án hành chính (có quyền đối thoại, rút hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính hay khắc phục hành vi hành chính trái pháp luật bị khởi kiện).
Luật sư NGUYỄN HỒNG HÀ, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa