(Tin kinh te)
Luật hộ tịch 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2016. Luật có nhiều điểm mới so với trước đây, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, trong đó có 5 điểm nổi bật đáng chú ý.
5 điểm nổi bật của Luật hộ tịch có hiệu lực từ 2016
Cấp số định danh ngay khi làm giấy khai sinhLuật hộ tịch 2014 quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân sẽ được cấp cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh. Số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân Việt Nam nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của công dân sẽ không lặp lại ở người khác, được quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với người dưới 14 tuổi, Số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh và đây chính là số thẻ căn cước công dân của người đó khi đủ tuổi được cấp căn cước công dân.
Thông tin hộ tịch của cá nhân sẽ được quản lý tập trung, thống nhất; các Bộ, ngành, địa phương sử dụng thông tin công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình (mà không phải nhập lại), cũng như giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Phân định rõ nội dung đăng ký hộ tịch
Luật Hộ tịch năm 2014, đã quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn các nội dung đăng ký hộ tịch; đã phân định rõ sự kiện nào là Xác nhận vào Sổ hộ tịch, sự kiện nào là Ghi vào Sổ hộ tịch. Theo đó:
- Xác nhận vào Sổ hộ tịch là xác nhận các sự kiện hộ tịch sau: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con;Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
- Ghi vào Sổ hộ tịch là việc ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Thay đổi quốc tịch;Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Đơn giản thủ tục đăng ký hộ tịch
Cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây. Theo quy định của Luật, cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống và có quyền lựa chọn phương thức đăng ký như nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn thì được giải quyết ngay trong ngày.Thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch
Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch
Miễn lệ phí hộ tịch cho các trường hợp sau: Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định nêu trên, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Phân thẩm quyền đăng ký hộ tịch rõ ràng
Luật Hộ tịch phân định rõ thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, nếu trước đây, UBND xã nơi cư trú của người mẹ được ưu tiên là nơi đăng ký khai sinh cho con thì Luật Hộ tịch năm 2014 đã mở rộng theo hướng UBND xã nơi cư trú của người mẹ và người cha đều có thẩm quyền đăng ký khai sinh.
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ giao cho UBND cấp quận - huyện - thị xã giải quyết, thay vì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
Đ.LIÊN
Theo PLO.vn