Apple 7 năm liên tiếp là thương hiệu có giá trị nhất; Apple đang chuyển sản xuất sang Ấn Độ; Nhiều tiền, dân Trung Quốc sẵn sàng chi đậm hơn; Đà Nẵng phê duyệt giá đất của 3 khu tái định cư
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-07-2017
- Cập nhật : 19/07/2017
Cuộc tấn công mạng toàn cầu có thể gây thiệt hại tới 53 tỉ USD
53 tỉ USD là số tiền thiệt hại mà một cuộc tấn công mạng toàn cầu quy mô cực lớn có thể gây ra.
Ước tính mức thiệt hại kinh tế từ một cuộc tấn công mạng lớn trên thế giới có thể lên đến 53 tỉ USD ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, báo cáo từ công ty bảo hiểm lớn nhất nước Anh Lloyd’s hôm 17.7 ước tính mức thiệt hại kinh tế từ một cuộc tấn công mạng lớn trên thế giới có thể dao động từ 4,6 lên đến 53 tỉ USD, tương đương với mức tổn thất phải gánh chịu từ một thảm họa thiên tai thảm khốc như siêu bão Sandy, cơn bão lớn nhất trong lịch sử 100 năm qua của nước Mỹ, diễn ra vào năm 2012.
Báo cáo cũng cho biết các cơ quan chức năng đang nỗ lực để đo lường tổn thất kinh tế và khả năng tiếp xúc tiềm năng của những hacker trong các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào hệ điều hành máy tính của các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Dựa trên số liệu từ Cyence, đồng tác giả của báo cáo trên, chi phí kinh tế toàn cầu bị tổn thất từ vụ tấn công bằng mã độc tống tiền “WannaCry” hồi tháng 5.2017, với quy mô lan tràn tại hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đã lên tới 8 tỉ USD. Mức thiệt hại này phần lớn là do các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn và chi phí sửa chữa các hệ thống máy tính bị nhiễm virus.
Tuy nhiên, ngay sau khi cơn bão “WannaCry” bị khống chế, thế giới lại phải đau đầu với sự tấn công của một loại virus mới với tên gọi “NotPetya” được lan truyền từ Ukraine ra toàn cầu hồi tháng qua. Cách thức tấn công của loại virus này được cho là cùng phương thức với “WannaCry” khi tận dụng lỗ hổng EternalBlue của hệ điều hành Windows, sau đó chiếm quyền kiểm soát, mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc để giải mã.
Ước tính chỉ sau một ngày đã có khoảng 2.000 cuộc tấn công. Ảnh hưởng nhiều nhất là các công ty ở Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, hoạt động tại nhiều sân bay, ngân hàng, trung tâm thương mại, thậm chí cả các công ty năng lượng, viễn thông cũng đã bị gián đoạn, với chi phí thiệt hại lên đến 850 triệu USD.
Một cảnh báo khác từ phía chính phủ Mỹ mới đây cho hay đối tượng mà các hacker nhắm tới cho các chiến dịch tấn công mạng sắp tới có nguy cơ sẽ tập trung cao vào các ngành năng lượng và hạt nhân.(Thanhnien)
------------------------
Công ty Nhật tính chi 50 triệu yen mua 2,2% cổ phần Pizza 4P's
Một tài liệu được phát hành bởi Chikaranomoto Holdings (Nhật Bản) vào cuối tuần trước cho biết, công ty này đã đạt được một thỏa thuận kinh doanh và góp vốn với Công ty Pizza 4P's nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Thỏa thuận dự kiến được ký vào giữa tháng Tám tới, theo đó Chikaranomoto sẽ đầu tư 50 triệu yen (khoảng 446.000 USD) để nắm 2,22% cổ phần công ty mẹ của chuỗi nhà hàng Pizza 4P's. Thương vụ có hiệu lực từ ngày 31/8.
Theo cái giá mà Chikaranomoto bỏ ra, thì Pizza 4P's đang được định giá 2,27 tỷ yen, tương đương gần 20 triệu USD.
Hiện tại, người sáng lập kiêm Giám đốc Pizza 4P's là ông Yosuke Mashiko (38 tuổi) đang nắm 80% vốn tại chuỗi nhà hàng pizza này, trong khi quỹ đầu tư Seedcom nắm 20%, theo tài liệu do Chikaranomoto công bố.
Cùng với đó, Chikaranomoto cũng sẽ cấp cho phía Pizza 4P'squyền kinh doanh, sử dụng thương hiệu của chuỗi nhà hàng "Ippudo Ramen Restaurant" tại Việt Nam. Cửa hàng đầu tiên dự kiến sẽ được mở trong năm 2018.
Một email đã được Nhịp Cầu Đầu Tư gửi đến đại diện Pizza 4P's nhưng chưa được phản hồi.
Pizza 4P's mở nhà hàng đầu tiên tại quận 1 (TPHCM) từ năm 2011 và đến nay đã mở được 6 nhà hàng. Mỗi ngày, chuỗi nhà hàng này đón 3.000 khách hàng, trong đó khách Việt Nam chiếm 70%. Không chỉ kinh doanh nhà hàng, chủ Pizza 4P's còn tự sản xuất rau hữu cơ, pho mát... và sở hữu một kênh bán hàng thực phẩm trực tuyến.
Trong khi đó, Chikaranomoto là công ty sở hữu các chuỗi nhà hàng ramen (mì Nhật) trên quy mô toàn cầu. Công ty này cũng tham gia vào việc sản xuất và bán các sản phẩm liên quan cho nhà hàng, theo dữ liệu của Reuters. Tính đến ngày 30/6/2017, Chikaranomoto đã mở được 69 nhà hàng tại 12 nước và xác định khu vực Đông Nam Á là một trong những thị trường ưu tiên phát triển.
Bản thân Pizza 4P's cũng không giấu giếm kế hoạch nhượng quyền, đặc biệt là ở các thị trường nước ngoài và niêm yết trên sàn chứng khoán trong vòng 5 năm tới.
Năm 2016, Pizza 4P's đem về 7,5 triệu USD doanh thu và dự kiến đạt 15 triệu USD trong năm 2017.
Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, thị trường pizza Việt Nam trị giá 118 triệu USD. Các chuỗi pizza tại Việt Nam hầu hết được phát triển bởi các tập đoàn lớn như Pizza Hut, Alfresco và Perperonis, Domino’s Pizza...(NCĐT)
--------------------
Xác định trách nhiệm xử lý 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu xác định rõ trách nhiệm trong quá trình xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành Công Thương.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tập đoàn có dự án thua lỗ chỉ đạo, phân công và xác định rõ trách nhiệm từng đơn vị, người đứng đầu trong việc xử lý các dự án. Sau gần một năm 12 dự án ngành Công Thương được "điểm danh", một số đơn vị đã khẩn trương khắc phục thua lỗ, có chuyển biến trong sản xuất kinh doanh. Đơn cử, sau thời gian cơ cấu lại 4 nhà máy sản xuất đạm, phân bón của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã khởi động lại sản xuất, hoạt động được 70-80% công suất thiết kế. Hay như Nhà máy gang thép Việt Trung đã ghi nhận lãi 67 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm...
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương hoàn thành điều tra, thanh tra tại 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án trì trệ, chuyển biến rất chậm như các dự án thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), gồm: Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (PVTex) và nhà máy đóng tàu Dung Quất... Việc chậm trễ trong xử lý các dự án thua lỗ trực thuộc cũng được Phó thủ tướng nêu, phê bình PetroVietnam tại cuộc họp cách đây một tuần.
Do đó, Trưởng ban chỉ đạo yêu cầu lãnh đạo PetroVietnam thành lập tổ công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể và đặt ra lộ trình, thời hạn rõ ràng, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho số dự án này.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương trình Thủ tướng ban hành Quyết định phê duyệt đề án xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trước ngày 25/7.
Ông cũng yêu cầu Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành việc kiểm toán, điều tra, thanh tra tại 12 dự án, doanh nghiệp theo kế hoạch.(Vnexpress)
---------------------------
Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư PPP
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Thông báo kết luận nêu rõ, mô hình đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT tại Việt Nam đã được triển khai từ 20 năm trước (Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997), đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, tiếp cận với thông lệ quốc tế về mô hình đầu tư PPP. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai các dự án PPP còn một số vướng mắc như: Chịu tác động của nhiều luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật xây dựng...; sự không rõ ràng giữa PPP và khái niệm "xã hội hóa" đầu tư; một số quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số30/2015/NĐ-CPchưa phù hợp; khó khăn về nguồn vốn đầu tư...; đặc biệt là năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế cả về năng lực tài chính và kinh nghiệm.
Do đó, trong thời gian tới cần phải tập trung nghiên cứu, sửa đổi chính sách pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư; thống nhất ý chí huy động các nguồn lực nói chung để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước. Từ những bất cập đã được chỉ ra trong thực tiễn, các Bộ, ngành và địa phương cần nghiêm túc chấn chỉnh, đặt lợi ích của nhà nước và cộng đồng lên hàng đầu, không cho phép tồn tại lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực.
Về định hướng sửa đổi các Nghị định số15/2015/NĐ-CPvà số 30/2015/NĐ-CP, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các Thành viên Ban chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo sửa đổi hai Nghị định này, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ trong tháng 8/2017.
Trong đó lưu ý vấn đề quản lý theo cách tiếp cận đầu ra: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố nhu cầu về công trình, dịch vụ công để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách bình đẳng. Nhà đầu tư tự cân đối nguồn lực (bao gồm vốn chủ sở hữu; khả năng huy động vốn tín dụng; mức lãi suất tín dụng trên thị trường; mức lợi nhuận chấp nhận được của nhà đầu tư; lường trước các rủi ro...) để quyết định việc tham gia dự thầu. Nhà đầu tư/ Doanh nghiệp dự án được thu giá, phí dựa trên chất lượng dịch vụ cung cấp; chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, dịch vụ gắn với quyền lợi của mình trong quá trình khai thác, vận hành dự án.
Tăng cường phân cấp; nâng cao trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc triển khai dự án, từ việc quyết định chủ trương đầu tư, cân đối nguồn lực, thẩm định dự án, lựa chọn nhà đầu tư và giám sát tổ chức thực hiện, vận hành công trình theo đúng quy định tại Hợp đồng dự án và quy định của pháp luật.
Các bộ, ngành và địa phương phải ưu tiên dành nguồn lực ngân sách để hỗ trợ các dự án có khả năng đầu tư PPP; sau khi không đấu thầu được nhà đầu tư mới xem xét hình thức đầu tư công; nghiên cứu rút ngắn thời gian đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để đẩy mạnh hỗ trợ chuẩn bị các dự án ưu tiên từ nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư (PDF).
Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn dự kiến được phân bổ và các nguồn lực khác, tiếp tục rà soát thứ tự ưu tiên để lập và công bố danh mục dự án PPP làm cơ sở mời gọi đầu tư; chủ động nghiên cứu giải pháp thu hút đầu tư trên nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.
Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đánh giá cụ thể nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án PPP trong giai đoạn tới, đề xuất các giải pháp khả thi để thu xếp vốn.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu các cơ chế bảo lãnh để áp dụng thí điểm cho một số dự án PPP giao thông quan trọng; dự thảo cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án PPP, báo cáo Thủtướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương cập nhật thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Trang thông tin về PPP để phục vụ chương trình truyền thông về PPP.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc hoặc đề xuất, các Bộ, ngành và địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo để xem xét, giải quyết.
Thông báo kết luận nêu rõ, mô hình đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT tại Việt Nam đã được triển khai từ 20 năm trước (Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997), đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, tiếp cận với thông lệ quốc tế về mô hình đầu tư PPP. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai các dự án PPP còn một số vướng mắc như: Chịu tác động của nhiều luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật xây dựng...; sự không rõ ràng giữa PPP và khái niệm "xã hội hóa" đầu tư; một số quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số30/2015/NĐ-CPchưa phù hợp; khó khăn về nguồn vốn đầu tư...; đặc biệt là năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế cả về năng lực tài chính và kinh nghiệm.
Do đó, trong thời gian tới cần phải tập trung nghiên cứu, sửa đổi chính sách pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư; thống nhất ý chí huy động các nguồn lực nói chung để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước. Từ những bất cập đã được chỉ ra trong thực tiễn, các Bộ, ngành và địa phương cần nghiêm túc chấn chỉnh, đặt lợi ích của nhà nước và cộng đồng lên hàng đầu, không cho phép tồn tại lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực.
Về định hướng sửa đổi các Nghị định số15/2015/NĐ-CPvà số 30/2015/NĐ-CP, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các Thành viên Ban chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo sửa đổi hai Nghị định này, gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ trong tháng 8/2017.
Trong đó lưu ý vấn đề quản lý theo cách tiếp cận đầu ra: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố nhu cầu về công trình, dịch vụ công để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách bình đẳng. Nhà đầu tư tự cân đối nguồn lực (bao gồm vốn chủ sở hữu; khả năng huy động vốn tín dụng; mức lãi suất tín dụng trên thị trường; mức lợi nhuận chấp nhận được của nhà đầu tư; lường trước các rủi ro...) để quyết định việc tham gia dự thầu. Nhà đầu tư/ Doanh nghiệp dự án được thu giá, phí dựa trên chất lượng dịch vụ cung cấp; chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, dịch vụ gắn với quyền lợi của mình trong quá trình khai thác, vận hành dự án.
Tăng cường phân cấp; nâng cao trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc triển khai dự án, từ việc quyết định chủ trương đầu tư, cân đối nguồn lực, thẩm định dự án, lựa chọn nhà đầu tư và giám sát tổ chức thực hiện, vận hành công trình theo đúng quy định tại Hợp đồng dự án và quy định của pháp luật.
Các bộ, ngành và địa phương phải ưu tiên dành nguồn lực ngân sách để hỗ trợ các dự án có khả năng đầu tư PPP; sau khi không đấu thầu được nhà đầu tư mới xem xét hình thức đầu tư công; nghiên cứu rút ngắn thời gian đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để đẩy mạnh hỗ trợ chuẩn bị các dự án ưu tiên từ nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư (PDF).
Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn dự kiến được phân bổ và các nguồn lực khác, tiếp tục rà soát thứ tự ưu tiên để lập và công bố danh mục dự án PPP làm cơ sở mời gọi đầu tư; chủ động nghiên cứu giải pháp thu hút đầu tư trên nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch.
Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đánh giá cụ thể nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án PPP trong giai đoạn tới, đề xuất các giải pháp khả thi để thu xếp vốn.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu các cơ chế bảo lãnh để áp dụng thí điểm cho một số dự án PPP giao thông quan trọng; dự thảo cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án PPP, báo cáo Thủtướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2017.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương cập nhật thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Trang thông tin về PPP để phục vụ chương trình truyền thông về PPP.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc hoặc đề xuất, các Bộ, ngành và địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo để xem xét, giải quyết. (Chinhphu)