Choại (còn gọi là chại, hay chạy) là loại dây leo, thường mọc hoang nơi bưng biền, nhiều nhất ở Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá… Thân cây choại rất dài (có thể tới 20 mét), có nhiều rễ bám chặt vào thân cây khác để sống, nhất là cây tràm. Lá kép hình lông chim có chiều dài gần cả mét.
Bánh đa cá rô là món đặc sản đất Bắc, nhưng ngày nay nhiều nơi ở miền Nam, nhất là tại TPHCM đã có một số hàng quán bán món này và không chỉ những khách hàng quê gốc miền Bắc mà dân Nam bộ thứ thiệt cũng đã quen khẩu vị rồi đâm ghiền luôn.
Cá cơm có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa tháng 4 đến tháng 9. Cá cơm thích nghi ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và có nhiều chủng loại như cá cơm trắng, cơm săng, cơm than, cơm sọc, cá cơm nước ngọt…
Người phương xa từng có dịp thưởng thức món bún cá thành Nam, hẳn không thể quên được khu phố Hoàng Văn Thụ, thành phố Nam Định - con phố dài chưa đầy một cây số có đến bốn, năm hàng bún cá ngon tuyệt, mà nổi tiếng nhất là hàng bún cá ngay phía sau chợ hoa quả Lý Thường Kiệt.
Đã nhiều lần thưởng thức bún chả cá Tam Kỳ (Quảng Nam) nhưng cứ nhắc đến tôi lại vẫn thấy thèm. Một tô bún nóng hổi thơm phức, bốc khói, với những viên chả cá chiên vàng, những lát chả hấp trắng dai dai, điểm thêm mùi thơm của vài lát ớt cay, hòa trong chất ngọt đậm đà của mắm ruốc... chỉ thế thôi mà bún chả cá lại là món ăn nổi tiếng ở Tam Kỳ.
Những món ăn sau đây với những nguyên liệu dễ mua, dễ chế biến sẽ giúp tăng sức đề kháng cho phổi, bộ máy hô hấp chính của cơ thể.
Khoa học chứng minh, hằng tuần nên ăn một bữa cá biển trở lên. Điều này rất có ích đối với việc phòng trị chứng cao mỡ máu và bệnh mạch vành, đồng thời phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Tháng chín, khi những cơn mùa đầu mùa trút nước xuống những cánh đồng quê, cũng là mọi người háo hức rủ nhau đi bắt cá rô đồng. Cá rô đồng mùa này béo tròn, căng một bụng trứng, thịt cá săn chắc, thơm, ngon, ngọt, mềm có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo.
Trong những ngày lưu lại Sóc Trăng, tôi được một người bạn dẫn đi ăn nhiều món ăn ngon và lạ miệng. Có lần anh bạn đưa tôi đến một quán nằm ở ngoại vi thị xã Sóc Trăng, khá xa nhưng rất đông khách. Hôm đó, lần đầu tiên tôi biết đến món lươn hấp bầu rất độc đáo.
Người Nam bộ thường nấu món cá bông lau gồm 3 món là canh chua, kho tộ và chiên cá tươi ăn với nước mắm chua ngọt (hoặc chiên muối sả). Đây là những món ăn đặc trưng của người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Củ khoai lang đã bao đời gắn liền với người dân xứ Quảng và một thời từng là nguồn lương thực chính. Người nông dân quê tôi thường mô tả cuộc sống hàng ngày của mình bằng câu "tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm". Khoai lang có thể chế biến thành nhiều món như khoai chà, khoai lang luộc, khoai hấp cơm... và cả bánh khoai - một món ăn chơi dân dã nhưng rất ngon miệng.
Sa kê còn có tên gọi là cây bánh mì; trái có hình quả trứng, lớn cỡ miệng tô, vỏ màu xanh, có nhiều gai như trái mít. Trái sa kê không có hạt, cơm thịt màu trắng. Khi chế biến chỉ cần gọt bỏ phần vỏ, phần xốp (giống như xơ mít) và cùi bên trong, giữ lại phần thịt. Trái sa kê chế biến món ăn nào cũng ngon. Nếu có dịp thưởng thức một lần thì sẽ nhớ mãi.