Đến cố đô Huế, du khách thường được giới thiệu nhiều về ẩm thực, những món đặc sản khá cầu kỳ của người Huế. Thế nhưng nhiều người bạn của tôi chỉ mê mệt với món bánh bèo chén. Món bánh này lại là món ăn dân dã và được chế biến khá đơn giản.
Cá heo nước ngọt thường xuất hiện vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch) ở những nơi nước chảy mạnh. Cá mình dẹp, to nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài độ chừng 1 tấc, màu xanh nhạt, da láng, không vảy. Đuôi, vây, kỳ cá màu đỏ cam rất đẹp. Sở dĩ cá có tên gọi như thế vì khi lặn dưới nước, hoặc bắt cá đem lên bờ, ta nghe âm thanh “eng éc” của cá như tiếng heo kêu.
Những ngày mưa nước lớn, người dân quê tôi thường ra sông Thu Bồn quăng lưới đánh bắt tôm cá. Trong rất nhiều loại cá tôm tươi ngon mà sông quê ban tặng, tôi thật sự ấn tượng với những con cá chép hồng không chỉ bởi toàn thân hình mang một màu hồng tươi đẹp mắt mà còn bởi cá chép hồng có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, độc đáo.
Cá lóc là loài cá đồng, thịt ngon, hiền và giàu dinh dưỡng nên thường được chế biến thành nhiều món ăn như cá lóc nướng trui, cá lóc kho, nấu canh chua, nấu cháo, nhúng giấm. Gần đây, một số đầu bếp của các nhà hàng, quán ăn ở miệt U Minh, Cà Mau và Kiên Giang lại làm thêm món “cá lóc hấp bồn bồn” như món đặc sản, chưa phổ biến ở nơi khác.
Nhìn cô bạn thời sinh viên ăn liền một lúc mấy chén cơm ngon lành với món mắm cái cá cơm rồi lại còn hào hứng: “Bồ cho mình một lọ mang về phố ăn cho đã ghiền nhé!”, tôi biết cô bạn khá sành ăn này đã mê món mắm cái cá cơm của xứ Quảng quê mình rồi.
Vượt qua con đường với đèo dốc, với thung lũng nho nhỏ xanh mượt bóng cây, chúng tôi đã đến một trong vài “linh sơn” của vùng Bảy Núi huyền bí. Dưới chân núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang), chúng tôi đã “bàng hoàng” vì bất ngờ nhìn thấy măng nhiều vô số.
Mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long thường bắt đầu từ tháng 8 đến hết cuối tháng 11 hàng năm. Đây là cũng là mùa cá đồng rất dồi dào, phong phú. Về miền Tây mùa nước lên các bạn sẽ được thưởng thức những món ngon đặc trưng của đồng bằng.
Một nghiên cứu mới đăng trên tờ The Lancet cho thấy có thể tiêu diệt hoàn toàn một loại nhiễm trùng bởi vi khuẩn H. pylori - nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ruột thường dẫn đến tử vong.
Tép đồng lớn hơn tép biển, nhưng nhỏ hơn tôm, xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Tép đồng vào mùa có vị ngọt, giòn, thơm, có thể chế biến thành nhiều món ngon lạ miệng nên người quê tôi thường rủ nhau đi cất vó để bắt tép về cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Cá ba sa là loại cá da trơn đặc hữu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá ba sa được nhiều người ưa chuộng vì thịt cá béo, ngọt, thơm ngon… Nói đến con cá ba sa, mọi người thường nghĩ đến những miếng thịt phi lê trắng muốt thơm ngon, bày bán ở các chợ và siêu thị, nhưng ít ai nghĩ đến có những thứ phẩm từ con cá ba sa cũng có giá trị không kém như đầu cá và bao tử cá nữa.
Hôm đó, ông Mười Dùm ở ấp Tân Hòa B (xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang) cào được con cá đuối dài 2m (chưa kể đuôi), bề ngang trên 1,5m và nặng tới 163kg. Đây là điều ngạc nhiên đối với “dân thường” vì ai cũng nghĩ cá đuối là loài thủy sản sống vùng nước mặn, tuy nhiên với ngư dân đồng bằng thì sông lớn vẫn có cá đuối, nhưng thường chỉ nặng hai hoặc 3 ký lô một con.
Cá nhám giàu có màu trắng, là một loài cá nhám (cá mập nhỏ) ở vùng biển Hà Tiên (Kiên Giang). Vì hiếm có nên loại cá này không được bán nhiều ngoài chợ, chỉ đủ cung cấp cho các nhà hàng lớn và những khách hàng đặt trước. Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon, nhưng ngon nhất là món cá nhám giàu nấu canh chua sả nghệ.