tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập đối với chi nhánh công ty thế nào?

  • Cập nhật : 19/08/2017

Nhằm giảm thiểu những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Cục thuế TP. Hà Nội thường xuyên kịp thời giải đáp về chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Mới đây, Cục thuế TP. Hà Nội đã có Công văn số 51995/CT-TTHT phúc đáp quy định về xử lý thu hồi hóa đơn đã lập đối với chi nhánh Công ty TNHH Sagawa Express.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, căn cứ Điều 17 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về xử lý thu hồi hóa đơn đã lập, trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đổi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.

Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nội dung bắt buộc trên hóa đơn gồm: Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy; Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hoá đơn.

Tại Điểm 3, Điều 4, Chương I quy định một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dụng bắt buộc gồm: Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; Hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hoá đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

Tại Tiết d và Tiết đ, Điểm 2, Điều 16, Chương III quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn: Tiêu thức người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên).

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, fax thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên), người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, fax.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH Sagawa Express Việt Nam đứng ra nhận lô hàng qua hãng tàu Hueng - A, chi phí của lô hàng công ty thanh toán bằng phương thức chuyển khoản thì tại chỉ tiêu “Hình thức thanh toán” bên bán khi viết hóa đơn viết vào chỉ tiêu này là: tiền mặt (TM) hoặc chuyên khoản (CK) nên Công ty không phải đóng dấu “bán hàng chuyển khoản” tại tiêu thức người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên).

Trường hợp Công ty mua hàng không trực tiếp như: Mua qua điện thoại, qua mạng, fax thì Công ty không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên) người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, fax.

Tuy nhiên, tại tiêu thức người mua hàng bên bán lại đóng dấu “bán hàng chuyển khoản”, nếu các nội dung khác trên hoá đơn vẫn đầy đủ, đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hoá đơn thì hoá đơn vẫn được coi là hợp lệ để hạch toán, kê khai nộp thuế theo quy định.

Theo mof.gov.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục