Tài sản thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự trung thành thương hiệu, sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu, các yếu tố sở hữu thương hiệu khác. Khi đã tạo được thương hiệu mạnh nếu không duy trì thì thương hiệu sẽ nhanh chóng bị mờ nhạt.
Thương hiệu mạnh và lợi thế cạnh tranh
- Cập nhật : 11/09/2015
(Tin kinh te)
Với một thương hiệu “mạnh” thì doanh nghiệp có được nhiều lợi ích. Doanh nghiệp có thể tăng thị phần thong qua việc duy trì được khách hàng trung thành với thương hiệu và chiếm dần một phần khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, với một thương hiệu mạnh doanh nghiệp có thể đưa ra một chính sách giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh
Sony Việt Nam luôn cung cấp cho thị trường những sản phẩm với công nghệ mới nhất những cũng với một giá cao nhất và khách hàng chấp nhận mức giá này chỉ đơn giản “đó là Sony”. Ngoài ra, thương hiệu mạnh còn giúp cho doanh nghiệp giảm các chi phí khuyến thị như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng… Hiện nay, Coca Cola vẫn sử dụng phương tiện truyền hình để quảng cáo sản phẩm nhưng mục tiêu quảng cáo ở đây không phải là giới thiệu cho mọi người biết đến thương hiệu Coca Cola mà chỉ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng họ luôn có mặt ở bất cứ nơi nào mà con người cần đến. Đối với người tiêu dùng, một thương hiệu mạnh thường có những điểm sau:
Là một thương hiệu lớn: người tiêu dùng luôn qui đổi giữa sức mạnh và độ lớn - một thương hiệu mạnh phải được phân phối và quảng cáo ở khắp mọi nơi.Chất lượng cao: theo suy nghĩ của người tiêu dùng thì không có thương hiệu mạnh nào mà chất lượng không tốt.
Tạo ra sự khác biệt: một thương hiệu mạnh phải có những đặc tính mà người tiêu dùng cảm nhận nó khác với các thương hiệu khác.Khả năng nhận biết bởi khách hàng: thương hiệu mạnh thì phải có khả năng tạo ra nhiều hơn những cảm nhận của người tiêu dùng như: “đó là thương hiệu của tôi” hoặc “đây là thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của tôi” so với các thương hiệu yếu.
Tạo ra sự thu hút đối với thương hiệu: thương hiệu mạnh phải tạo ra được những cảm xúc mà khi người tiêu dùng nhìn thấy thương hiệu hay sử dụng sản phẩm.Tạo được sự trung thành thương hiệu: đây chính là mục đích của tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu.
Một thương hiệu mạnh có thể mang đến những lợi ích lớn cho doanh nghiệp như: tăng thêm thị phần, cho phép họ xác định chính sách giá cao, giảm chi phí khuyến thị- hay nói cách khác thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất. Nếu vậy, liệu mọi nhà sản xuất đều cần xây dựng một thương hiệu mạnh? Thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu chính là một loại hình đầu tư nên trước khi quyết định xây dựng thương hiệu hay đầu tư vào các hoạt động khác thì doanh nghiệp phải xác định được lợi ích mà nhãn hiệu mang lại có tương xứng với khoản tiều đầu tư vào đó hay không.
Lợi ích của thương hiệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hàng hóa cung cấp hay độ lớn của doanh nghiệp. Interbrand đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra được mức độ quan trọng của thương hiệu đối với những loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Một số lĩnh vực hàng hóa mà thương hiệu đóng vai trò rất lớn đến giá trị của công ty là các loại sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với những sản phẩm này thì yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công là phải xây dựng được một thương hiệu mạnh. Ngược lại, một số sản phẩm khác như các loại mặt hàng thiết yếu thì doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ và kênh phân phối để tạo ra những sản phẩm có giá thành thấp và phân phối rộng khắp.