Với một thương hiệu “mạnh” thì doanh nghiệp có được nhiều lợi ích. Doanh nghiệp có thể tăng thị phần thong qua việc duy trì được khách hàng trung thành với thương hiệu và chiếm dần một phần khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, với một thương hiệu mạnh doanh nghiệp có thể đưa ra một chính sách giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh
Hãy tạo cảm xúc để cải thiện hoạt động marketing
- Cập nhật : 22/11/2015
(Tin kinh te)
Hãy thử xem xét nhận định: “Sẽ không có sự khác nhau giữa các thương hiệu của whiskey, thuốc lá hay bia. Chúng có vẻ “hoàn toàn như nhau”…Nhà sản xuất sẽ chọn đơn vị quảng cáo xây dựng được nét cá tính đặc sắc nhất cho thương hiệu cá tính của họ và sẽ giành được thị phần lớn nhất và lợi nhuận nhiều nhất”
Một số người thường hỏi tại sao việc kinh doanh thì cần một câu chuyện cho thương hiệu.
Hãy thử xem xét nhận định: “Sẽ không có sự khác nhau giữa các thương hiệu của whiskey, thuốc lá hay bia. Chúng có vẻ “hoàn toàn như nhau”…Nhà sản xuất sẽ chọn đơn vị quảng cáo xây dựng được nét cá tính đặc sắc nhất cho thương hiệu cá tính của họ và sẽ giành được thị phần lớn nhất và lợi nhuận nhiều nhất”
Tại sao thương hiệu cần một câu chuyện?
Những thông điệp trên không mới. Thông điệp này đã được đưa ra nhiều thập niên trước và có thể lấy những ví dụ cụ thể từ các sản phẩm trên. Nhưng giờ thì điều ấy không nhiều còn giá trị nữa.
Hãy thử xem xét trường hợp iPhone của hãng Apple. Đây là Thương hiệu điện thoại di động doanh thu hàng đầu thế giới mặc dù được xem là sản phẩm thuộc loại mắc nhất. Điện thoại này không có màn hình hiển thị tốt nhất, không phải điện thoại có camera tốt nhất, cũng không phải thiết bị có khả năng tiếp sóng tốt nhất hoặc pin có thời lượng lâu nhất. Nhưng iPhone có một câu chuyện hay nhất.
Cảm xúc ra quyết định
Những khách hàng tương lai hay khách hàng hiện hữu bị thúc đẩy mua hàng bởi cảm xúc hơn là logic. Cách người tiêu dủng cảm nhận về thương hiệu sẽ định hướng cho quyết định của họ, mua sản phẩm của bạn và giới thiệu cho bạn bè. Như vậy, câu chuyện thương hiệu của bạn sẽ định đoạt cảm xúc của khách hàng về bạn
Có một câu nói khá nổi tiếng trong marketing: “Túi tiền gần trái tim hơn cái đầu”. Câu nói có nghĩa là, muốn kiếm được nhiều tiền, cần chiếm được cảm tình của khách hàng, hơn là chỉ dựa vào đặc tính ưu việt của sản phẩm.