Thế Giới Di Động đang rốt ráo thực hiện các vụ M&A trong ngành điện máy, dược phẩm để nhanh chóng chạm mục tiêu đầy tham vọng: doanh thu 10 tỉ USD.
"Warren Buffett châu Á" tiến thoái lưỡng nan vì Yahoo
- Cập nhật : 09/12/2015
(Doanh nhan)
Masayoshi Son - nhà đầu tư Nhật Bản được mệnh danh là "Warren Buffett" của châu Á với những khoản đầu tư tài tình mang lại lợi suất khiến nhiều người phải ngưỡng mộ - đang mắc kẹt với 8,6 tỷ USD.
Tập đoàn SoftBank của ông là cổ đông lớn nhất của Yahoo Japan, có vài ghế trong hội đồng quản trị và nắm trong tay nhiều quyền lực hơn ai hết. CEO Marissa Mayer của Yahoo Inc (là cổ đông lớn thứ hai với 35,5% cổ phần) đã vui vẻ trao quyền quản lý Yahoo Japan cho tỷ phú giàu thứ hai Nhật Bản.
Tuy nhiên, giờ đây cũng chính quyền lực này đang khiến Masayoshi Son đau đầu trước các lựa chọn. Yahoo đang xem xét bán bớt tài sản để tái cấu trúc và rất có thể sẽ bán đi 8,6 tỷ USD cổ phiếu tại Yahoo Japan. Nếu điều này xảy ra, Son buộc phải chi rất nhiều tiền để duy trì vị thế tại công ty mà ông đang vận hành một cách trơn tru. Thay vì bù tiền vào Yahoo Japan, số tiền này có thể được sử dụng theo những cách hiệu quả hơn, như vực dậy Sprint Co. vốn đang gặp trục trặc hoặc mở rộng đầu tư mà không làm gia tăng nghĩa vụ nợ dài hạn (hiện đã lên đến 109,4 tỷ USD).
Theo Masamitsu Ohki, chuyên gia đến từ quỹ Fivestar, SoftBank hiện có 3 lựa chọn: phát hành nợ và tự mua lại, hi vọng sự giúp đỡ từ ai đó và cuối cùng là bán cổ phần trên TTCK. Lựa chọn thứ ba là lựa chọn tồi tệ nhất.
3 năm sau khi lên nắm quyền, CEO Marissa Mayer đã không thể giúp Yahoo vượt qua sóng gió. Giờ đây hội đồng quản trị của hãng đang cân nhắc những giải pháp để có thể đối phó với sự suy giảm trong tăng trưởng. Các lựa chọn bao gồm tách riêng cổ phần ở Alibaba hoặc bán các tài sản khác (như mảng kinh doanh tìm kiếm trên Internet và cổ phần ở Yahoo Japan).
Mặc dù nắm hơn 1/3 cổ phần của Yahoo Japan, công ty của Mayer gần như đã phó mặc toàn bộ quyền quản lý và điều hành cho SoftBank. SoftBank hiện đang nắm 36,4% cổ phần của Yahoo Japan.
Tháng trước, SoftBank cũng đã tiết lộ kế hoạch củng cố mối quan hệ hợp tác trong năm tài khóa tiếp theo. Tính trong 6 tháng kết thúc vào tháng 9 vừa qua, Yahoo Japan đóng góp 22% trong tổng lợi nhuận hoạt động của SoftBank.
Giới phân tích nhận định Son mua lại số cổ phần mà Mayer bán ra sẽ là hợp lý nhất. “Người ngoài” khó có thể tạo được sự đồng thuận trong cổ đông, khiến các quyết định điều hành Yahoo Japan gặp nhiều khó khăn trở ngại hơn.
Phát hành trái phiếu thông qua Yahoo Japan – công ty gần như không có khoản nợ dài hạn nào – để tài trợ cho một vụ mua lại cổ phiếu quỹ - là trường hợp có thể xảy ra.
Tuy nhiên, bất chấp những rào cản về tài chính, chuyên gia Ohki của Fivestar nhận định có thể Son vẫn sẽ bỏ tiền mua thẳng cổ phần tại Yahoo Japan bởi điều này phù hợp với tham vọng lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử của SoftBank.
Ngoài cổ phần ở Yahoo Japan, SoftBank còn là cổ đông lớn nhất của Alibaba và từ đầu năm đến nay đã chi 1 tỷ USD thâu tóm cổ phần của Coupang – một công ty bán lẻ trực tuyến đến từ Hàn Quốc.
“Có lẽ Son đang ngắm đến mảng thương mại điện tử, và Yahoo Japan có cấu trúc khá tốt để phục vụ kế hoạch này. Mọi người đều đang tập trung vào khoản nợ của họ vì đó là một rào cản, nhưng nếu SoftBank có thể kiểm soát tốt các tác động, thương vụ này sẽ là điều kiện rất quan trọng đối với khát vọng lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử”.