Cửa hàng Bonobos nằm trên đại lộ số Năm, quảng trường Manhattan, cạnh những cửa hàng thời trang quen thuộc như J.Cew, Zara hay Gap. Như các cửa hiệu khác, khách hàng khi đến với Bonobos có thể thăm quan, mặc thử những bộ quần áo tuyệt đẹp rồi móc hầu bao ra mua vài ba bộ.
Thực hư chuyện FPT tính bán chuỗi hệ thống bán lẻ FPT Shop
- Cập nhật : 19/03/2016
(Tin kinh te)
Trong thời gian qua, có nhiều thông tin cho rằng FPT đang tính rút khỏi thị trường bán lẻ, bằng việc bán lại hệ thống bán lẻ thiết bị di động FPT Shop. Vậy thực hư chuyện này là thế nào?
Trước đó, một số thông tin cho rằng ông Trần Kinh Doanh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động (TGDĐ) đang dự định tìm kiếm cơ hội thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập với đơn vị bán lẻ khác, và FPT Shop là một trong những hệ thống nằm trong tầm ngắm.
Ngoài ra, báo Nikkei (Nhật Bản) còn đưa thông tin tập đoàn FPT đang có kế hoạch bán mảng kinh doanh bán lẻ và phân phối. Thay vào đó, hãng sẽ tập trung vào các phân khúc viễn thông và công nghệ cốt lõi. Điều này khiến các thông tin cho rằng FPT Shop đang tính rút khỏi thị trường bán lẻ là sự thật.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Kinh Doanh cho biết, TGDĐ từng công bố ý định về mua bán, sáp nhập trong kế hoạch kinh doanh năm 2015. Thế nhưng dự định này vẫn đang để ngỏ do chưa tìm được thương vụ phù hợp. Chúng tôi chưa nghe một cách chính thức về ý định bán lại của FPT Shop, vì thế chưa thể đưa ra bình luận gì. Chúng tôi chỉ nhắc lại ý định về việc mua bán, sáp nhập đã từng công bố trước đây và hai việc này vô tình đã được đặt cạnh nhau dẫn đến những đồn đoán trong thời gian gần đây.
Có thực sự FPT Shop muốn bán mình?
Trước các vấn đề nói trên, bà Nguyễn Bạch Diệp - Tổng giám đốc FPT Shop chia sẻ với Thanh Niên, tính đến thời điểm này, FPT vẫn luôn đặt mục tiêu phát triển mạnh cho khối bán lẻ. Năm 2015, FPT Retail là công ty tăng trưởng nhanh nhất tập đoàn đóng góp ngày càng quan trọng vào doanh thu, lợi nhuận của tập đoàn (19,6% doanh thu của tập đoàn).
Sau 4 năm tăng trưởng và phủ sóng toàn quốc, đã đến lúc FPT Shop cần thêm nguồn vốn, kinh nghiệm quản trị hiện đại và mô hình số hóa để làm mới mình, tạo nên những bước đi mang hàm lượng công nghệ cao cho lĩnh vực bán lẻ, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ, thú vị và thực tế.
Vì vậy, tập đoàn FPT dự kiến kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư có tài chính mạnh, có năng lực, có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và trực tuyến… để giúp FPT Shop phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
FPT Shop mong muốn tìm được nhà đầu tư giúp phát triển mạnh hệ thống thay vì bán toàn bộ - Ảnh: T.Luân
Để làm rõ vấn đề hơn, trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Quốc Bảo - Giám đốc Trung tâm phát triển kinh doanh FPT Shop, cho biết đúng là FPT Shop đang tính bán nhưng câu chuyện ở đây không phải là bán toàn bộ mà là muốn bán cổ phần để tìm thêm nhà đầu tư mới mở rộng mô hình phát triển của FPT Shop hơn nữa. Trong đó, nhà đầu tư phải là người am hiểu thị trường di động và có thể giúp cho FPT Shop phát triển mạnh hơn.
"Có thể hiểu đơn giản như khi bạn mở một quán cà phê, nếu kinh doanh không đạt hiệu quả thì bạn phải sang nhượng lại quán thì đó mới gọi là bán toàn bộ. Trong khi đó, nếu kinh doanh vẫn tốt nhưng bạn lại muốn mở rộng quy mô quán hơn, thì cần phải tìm thêm nhà đầu tư mới để góp vốn. Đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau", ông Quốc Bảo cho biết.
Ông Quốc Bảo cũng chia sẻ thêm, kế hoạch mở rộng FPT Shop đã được ấp ủ từ năm 2014, và đến tận cuối năm 2015 mới bắt đầu nhờ công ty độc lập thẩm định lại FPT Shop, với mục đích là mở rộng quy mô của hệ thống. Ngoài ra, đơn vị góp vốn mở rộng với FPT Shop phải là người giúp hệ thống phát triển mạnh hơn, chứ nếu hợp tác để loại bỏ thương hiệu FPT Shop, thì FPT sẽ không làm.
Tương tự, bà Bạch Điệp chia sẻ trước việc các công ty, nhà đầu tư đặt vấn đề “tìm hiểu” FPT Shop đã phần nào cho thấy được sức hút và tiềm năng phát triển dài hạn của FPT Shop. Vì việc đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư là cơ hội cho tất cả mọi người nên FPT Shop vẫn luôn hoan nghênh các nhà đầu tư có thiện chí giúp FPT Shop có thể mở rộng phát triển hơn nữa. Còn hiện tại, FPTshop chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục kinh doanh hiệu quả, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Kế hoạch của TGDĐ là tiến tới 1.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc bao gồm cả hệ thống thegioididong.com và Điện máy Xanh.
"Sự khác biệt lớn nhất mà chúng tôi có và luôn luôn theo đuổi đó là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Chúng tôi làm sao để việc mua sắm tại thegioididong.com và Điện máy Xanh trở nên thuận tiện, dễ dàng và khách hàng được đảm bảo lợi ích thiết thực nhất. Ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ thấy việc mua sắm tại các chuỗi cửa hàng của TGDĐ khác biệt so với những nơi khác, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm cho sự khác biệt này càng xa hơn nữa", ông Kinh Doanh nói.
Ông Trần Kinh Doanh cũng cho biết, doanh thu năm 2015 của TGDĐ là 25.251 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.076 tỉ đồng. Mục tiêu năm 2016, doanh thu đạt được 34.166 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến là 1.388 tỉ đồng.
Về phía FPT Shop, bà Bạch Diệp chia sẻ FPT Shop ghi nhận sự tăng tưởng doanh thu ấn tượng với mức tăng lên đến 148% so với năm 2014, đạt 7.832 tỉ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của công ty này cũng đạt 180 tỉ đồng, tăng trưởng đến 350% so với năm 2014. Dự kiến trong năm 2016, doanh thu FPT Shop sẽ đạt được là 10.000 tỉ đồng.
Trong năm 2016, FPT Shop đề ra các mục tiêu về lợi nhuận trước thuế là 250 tỉ đồng và dự kiến số cửa hàng ít nhất sẽ là 300. Theo đó, tính đến hết tháng 2.2016, FPT Shop đã đạt được mục tiêu về số lượng cửa hàng khi chính thức đạt được mốc 300 cửa hàng.
Đánh giá về thị trường bán lẻ hiện nay, bà Điệp cho rằng trừ tất cả các chuỗi hệ thống lớn thì vẫn còn khoảng 30-35% thị phần dành cho các cửa hàng nhỏ lẻ, và FPT Shop sẽ tiếp tục mở rộng quy mô khi thị trường vẫn còn chỗ.
Thành Luân
Theo Thanh Niên