Quý đầu năm, Bách Hóa Xanh lỗ EBITDA khoảng 60 tỷ đồng. Theo tính toán của Công ty chứng khoán HSC, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng hiện chỉ đạt 670 triệu đồng/tháng trong khi để hòa vốn, con số này phải là 800 triệu đồng/tháng.
Tại sao người Trung Quốc chi hàng chục tỷ USD mua cảng khắp thế giới?
- Cập nhật : 17/07/2017
Những khoản đầu tư hàng chục tỷ USD chính phủ Trung Quốc đang dành cho việc thâu tóm nhiều cảng trên thế giới không khiến nhiều chuyên gia ngành quan hệ quốc tế băn khoăn.
Trong nỗ lực tăng cường sức mạnh hàng hải trên khắp thế giới, người Trung Quốc đang tung tiền mua mạnh nhiều cảng biển quốc tế, theo khẳng định được đưa ra trong bài báo mới đây trên Financial Times (FT).
Theo số liệu mà FT có được, trong năm vừa qua, tổng số tiền đầu tư của Trung Quốc vào các cảng biển đã đạt mốc 20 tỷ USD, ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc mở rộng các tuyến đường vận tải lên khu vực Bắc Cực.
Tuyến đường biển từ Trung Quốc sang châu Âu thông qua khu vực Bắc Cực sẽ giúp cho chuyến đi ngắn hơn vài ngày so với trước đang thu hút được nhiều sự chú ý. Để làm được điều này, chắc chắn Trung Quốc cần đến sự hỗ trợ từ phía Nga, nước đang sở hữu cảng nước sâu gần khu vực Arkhangelsk của Nga.
Vị trí các cảng biển mà phía Trung Quốc muốn mua lại có liên quan trực tiếp đến việc hiện thực hóa sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, kế hoạch đầy tham vọng giúp Trung Quốc có thêm được đồng minh và giúp kết nối thị trường của khoảng 65 quốc gia tại châu Âu và châu Á. Sáng kiến này giúp kết nối “Con đường tơ lụa” trên đất liền và “Con đường tơ lụa” trên biển.
Số liệu 20 tỷ USD được tính toán và công bố bởi ngân hàng đầu tư Grisons Peak có trụ sở tại London, Anh. Tuy nhiên, kế hoạch mua cảng trên khắp thế giới của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc vẫn còn đang tham vọng đầu tư vào nhiều khu vực cảng khác trên thế giới, nhưng số tiền cụ thể cho mục tiêu này chưa được công bố.
Đáng chú ý, năm liền trước đó, tổng số tiền mà các công ty Trung Quốc chỉ ra để mua cảng chỉ 9,7 tỷ USD, có nghĩa là sau chỉ một năm, số tiền đó đã tăng gấp đôi.
CEO ngân hàng Grisons Peak, ông Henry Tillman, chỉ ra: “Chỉ riêng trong năm vừa qua, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch xây dựng ba hành lang kinh tế. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào cảng và hoạt động vận tải biển.”
Trong kế hoạch đầu tư mới, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng ba tuyến đường biển quan trọng. Các tuyến đường biển này sẽ giúp cho việc kết nối từ Trung Quốc sang biển Ấn Độ Dương sau đó đến biển Địa Trung Hải.
Hiện tại, riêng với Malaysia, Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư 7,2 tỷ USD mua cảng Melaka Gateway, 2,84 tỷ USD mua cảng Kuala Linggi, 1,4 tỷ USD mua cảng Penang và đầu tư 177 triệu USD mua cảng Kuantan.
Tại Indonesia, công ty Ningbo Zhoushan, đang lên kế hoạch đầu tư 590 triệu USD vào dự án Kalibaru để mở rộng khu cảng lớn nhất Indonesia. Đáng chú ý, Indonesia là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất tại châu Á.
Chuyên gia tại Viện nghiên cứu phát triển thuộc đại học Sussex, ông Jing Gu, nhận xét việc chính phủ Trung Quốc tập trung vào thâu tóm các cảng ở khu vực Đông Nam Á cho thấy nỗ lực rất lớn của Bắc Kinh trong việc củng cố quan hệ với các nước khu vực này. Thế nhưng cùng lúc đó, nó lại khá mâu thuẫn với việc chính phủ Trung Quốc đang có những tranh chấp nhất định về chủ quyền với một số nước trong khu vực.
Những khoản đầu tư khủng mà chính phủ Trung Quốc đang dành cho việc thâu tóm nhiều cảng trên thế giới không khiến nhiều chuyên gia ngành quan hệ quốc tế băn khoăn. Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc tế CSIS, ông Jonathan Hillman, khẳng định: “Việc sở hữu cảng giúp mở cánh cửa giúp tiếp cận hoạt động phi thương mại của một nước. Còn nhiều rủi ro khác có thể đến sau việc sở hữu các cảng biển, vì thế cần hết sức thận trọng.”
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn