Nhiều cô gái mặc váy ngắn, cầm xô đá tiếp thị bia đến các thanh niên trẻ ở những quán nhậu. Đó là hình ảnh không hiếm ở Việt Nam. Nhậu là chuyện rất bình thường ở đất nước này, Bloomberg viết.
Các thương hiệu Trung Quốc muốn vươn ra thế giới như thế nào?
- Cập nhật : 19/07/2017
Trung Quốc đã và đang nổi tiếng với cụm từ 'Made in China', nhưng bây giờ họ muốn thế giới quen dần với cụm từ 'Created in China' ".
Vào tháng 6, nhiều nhân vật hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế, giải trí và truyền thông sáng tạo đã tề tựu tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions.
Để ghi nhận ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, lễ hội này đã chọn ngày 20/6 là 'Ngày Trung Quốc', giới thiệu những sáng tạo và đổi mới của các thương hiệu Trung Quốc.
"Chúng tôi đến đây để học hỏi và đồng thời chúng tôi cũng ở đây để chia sẻ ... những quan điểm mới nhất của chúng tôi về thị trường, người sử dụng cũng như về những biến đổi công nghệ đang diễn ra ở Trung Quốc ", Phó Chủ tịch cao cấp Sy Lau của Tencent nói với CNBC.
Từ Lenovo đến Huawei và Xiaomi, các thương hiệu Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến ở phương Tây. Nghệ sĩ piano Lang Lang cho biết: "Chúng tôi từng nổi tiếng với cụm từ 'Sản xuất ở Trung Quốc' (Made in China), nhưng bây giờ chúng tôi muốn thế giới quen với cụm từ 'Được tạo ra ở Trung Quốc' (Created in China)".
Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn ở phía trước. Chẳng hạn, điều gì đang cản trở một số công ty Trung Quốc mở rộng kinh doanh ở nước ngoài và và các công phương Tây kinh doanh ở Trung Quốc?
"Một trong những điều khó nhất là tạo ra cầu nối văn hoá giữa các dịch vụ (agency) của phương Tây và các công ty Trung Quốc", Simon Shaw, giám đốc sáng tạo của H + K Strategies nói.
Ông nói thêm: "Rất nhiều công ty Trung Quốc thành công ở Trung Quốc, với thị trường 1,3 tỷ người. Tuy nhiên một khi họ muốn vươn ra ngoài Trung Quốc, họ phải đối phó với những điều kiện hoàn toàn mới và đó là một trong những thách thức lớn nhất mà họ đang phải đối mặt, theo quan điểm của tôi".
Những cầu nối văn hóa
Shaw cho biết thêm rằng một trong những cạm bẫy dành cho các công ty phương Tây muốn làm việc với các thương hiệu Trung Quốc là không dành thời gian để "tìm hiểu cách xây dựng các cầu nối văn hoá".
Nói về lịch sử và di sản hàng nghìn năm của Trung Quốc, cũng như nền văn hóa và cách người Trung Quốc nhìn nhận thế giới, ông Shaw nói rằng có sai lầm dễ mắc phải là "sao chép văn hoá làm việc của bạn và áp dụng nó cho Trung Quốc."
Thay vào đó, "bạn cần phải hợp tác với một tinh thần cởi mở và thực sự thay đổi cách bạn làm việc để phản ánh cách các thương hiệu Trung Quốc muốn làm việc."
Những động thái mà các thương hiệu lớn của Trung Quốc quyết định thực hiện trong vài năm tới sẽ được quan tâm sâu sắc.
Charles Zhang, CEO của Sohu.com, cho hay: "Mật độ dân số khổng lồ tại Trung Quốc là lý do rất nhiều công ty internet Trung Quốc cứ ở trong nước để cạnh tranh vì có rất nhiều cơ hội ở đây. Đo đó toàn cầu hoá không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi."
Chris Tung, giám đốc tiếp thị của Alibaba, cho biết công ty đang nỗ lực để mở rộng thị trường. Ông tuyên bố rằng Alibaba đã có nền tảng thương mại điện tử số một ở các nước Đông Nam Á và Nga. Ông nói thêm: "Chúng tôi cũng đang tích cực xây dựng nền tảng của chúng tôi ở Ấn Độ, và tại một số nước châu Âu chúng tôi cũng là người dẫn đầu".
Ông Tung nói thêm: "Vì vậy, chúng ta đang chứng kiến Trung Quốc như là một bằng chứng được nhân rộng ở nhiều thị trường quan trọng trên thế giới."
Bá Ước
Theo Nhipcaudautu.vn