Kể từ đầu năm 2015, đã có 6 công ty nội thất nước ngoài di dời nhà máy ra khỏi Indonesia và chuyển sang Việt Nam.
Nhiều thương hiệu lớn 'ăn quả đắng' trước suy thoái ở châu Á
- Cập nhật : 10/11/2015
(Kinh te)
Hiện nay, hoạt động kinh doanh của nhiều thương hiệu cao cấp ở thị trường châu Á thi nhau giảm do tình hình suy thoái ở khu vực này.
Trong những ngày gần đây, cổ phiếu của nhiều thương hiệu cao cấp thi nhau lao dốc trước tình hình suy thoái ở châu Á.
Cụ thể, cổ phiếu của thương hiệu Richemont đã giảm 7%, cổ phiếu của Louis Vuitton và Swatch đều giảm khoảng 5% vào ngày 6.11, sau khi các hãng này khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ trước doanh số giảm mạnh ở châu Á.
Nhiều ông chủ của các thương hiệu như Cartier, Piaget và Chloe cho biết doanh số bán hàng toàn cầu chỉ tăng 3% từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay. Riêng doanh số ở châu Á giảm 17%. Nhìn chung, lợi nhuận trong khoảng thời gian này là dưới mức dự đoán.
Hơn nữa, nhiều thương hiệu cao cấp khác cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nề trước chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc. Đầu năm nay, thương hiệu Burberry và Louis Vuitton đã công bố mức doanh thu vô cùng thất vọng ở châu Á.
Trong báo cáo của mình, Richemont cho biết đã có sự suy giảm mạnh trong doanh số bán hàng ở Hồng Kông và Ma Cao. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng lại được hồi phục ở Trung Quốc.
Công ty mẹ của Louis Vuitton, Moët Hennessy Louis Vuitton SE, cũng đang hứng chịu một mức thua lỗ khác trước thông tin suy giảm của Richemont.
Vào tháng 4 vừa qua, trong một động thái bất thường, các thương hiệu cao cấp khác như Prada, Gucci hay Chanel đều đua nhau giảm giá tại châu Á.
Trong nhiều năm qua, các nhãn hàng sang trọng của Pháp, Ý và Mỹ đã ăn nên làm ra tại thị trường Trung Quốc khi giới trung lưu tại đây bùng nổ. Tuy nhiên, "những ngày tươi đẹp" đó đang dần tắt, kèm theo kết quả kinh doanh thất vọng trong thời gian gần đây. Ngày 30.3, Prada thông báo lợi nhuận năm 2014 đã giảm 28% so với năm trước, chỉ đạt 451 triệu euro.
Một trong những nguyên nhân khiến các thương hiệu này lũ lượt suy giảm là do họ phải tuyên chiến với nạn bán hàng trực tuyến của các nhà phân phối không được cấp phép, kéo theo đó là nạn hàng nhái, hàng giả.