Samsung của Hàn Quốc tiếp tục là thương hiệu hàng đầu được ưa chuộng nhất tại khu vực Châu Á năm thứ 6 liên tiếp.

Doanh nghệp Nhật Bản cho biết, muốn đăng ký sản phẩm nhập khẩu chế biến ở Việt Nam phải mất 250 USD, trong khi quy định lệ phí chỉ có 8 USD.
Đây là thông tin được đưa ra tại Đối thoại Hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản diễn ra vào ngày 12/8.
Ông Yasuzumi, Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TPHCM cho rằng, đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam rủi ro lớn. Để nâng cao giá trị gia tăng, thu hút các DN Nhật Bản vào đầu tư thì VN cần cải thiện vấn đề đất đai, thủ tục hành chính, dồn điền đổi thửa để cơ giới hóa, nơi sản xuất phải gần đường xá để thuận tiện cho việc vận chuyển.
Ông này lấy ví dụ, đối với việc đăng kí sản phẩm nhập khẩu chế biến, lệ phí là 8 USD, thì phải mất một năm các DN mới có được giấy phép. DN muốn rút ngắn thời gian, trong ba tuần được lấy thì phải mất 250 USD. Trong khi đó quy định trên giấy tờ vẫn là 8 USD. Như vậy có sự chênh lệch trong quản lý và thực thi luật pháp của Chính phủ. Vì vậy, các DN Nhật Bản mong muốn thủ tục hành chính ở Việt Nam được cải cách, tạo thuận lợi cho các DN Nhật Bản vào đầu tư.
Ngoài ra, ông Yasuzumi cũng chỉ ra thực tế, Việt Nam đang dùng quá nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật để chạy theo sản xuất về số lượng. Trong khi đó, chất lượng và vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm lại chưa được chú trọng.
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ, Nhật Bản là đất nước có nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, các DN Nhật Bản được đánh giá là làm ăn có uy tín tại VN. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng chính là thị trường tiềm năng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng với nhu cầu rất lớn về rau, hoa, chè, cà phê. Hơn nữa, giá nhập khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản lại ở mức cao. Tuy nhiên, quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt chính là rào cản khiến các DN nông nghiệp của Việt Nam khó tiếp cận được thị trường Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, hai bên sẽ tăng cường thúc đẩy hàng nông lâm thủy sản. Việt Nam đã tạo điều kiện mở cửa các mặt hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm từ Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm.
Tuy nhiên, phía Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài của Việt Nam sang Nhật Bản để có thể tuyên bố vào tháng 9/2015 nhân chuyên thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngoài ra, trong thời gian tới Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, ông Hayashi Yashimasa, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đề nghị phía Việt Nam mở cửa với trái táo của Nhật Bản. Đồng thời yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và cải thiện môi trường kinh doanh.
Samsung của Hàn Quốc tiếp tục là thương hiệu hàng đầu được ưa chuộng nhất tại khu vực Châu Á năm thứ 6 liên tiếp.
Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư thường nghĩ gì? Họ sẽ chọn giải pháp đầu tư mang yếu tố rủi ro cao hay giải pháp an toàn nhằm bảo đảm cho nguồn vốn đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn…
Trong một báo cáo về khảo sát về thái độ người tiêu dùng và sự nhận biết sản phẩm ở 13 quốc gia châu Á, hãng Nghiên cứu Nielsen vừa cho biết, 10 thương hiệu Việt đã lọt vào Top 1.000 thương hiệu của châu Á
Suốt 25 năm qua, mẫu sản phẩm nước hoa đặc trưng của Việt Nam vẫn giữ nguyên hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài đội nón lá xuất khẩu đi khắp thế giới.
211 ôtô các loại: xe bus, taxi, ôtô 7 chỗ, xe khách của Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang đang thế chấp tại Ngân hàng Xây dựng (CB) và bị giam lỏng từ năm 2012, nay xuống cấp như phế liệu, dự kiến được hoán đổi thành sổ tiết kiệm để giải chấp.
Đặt mục tiêu thực sự trở thành một nét văn hoá của Thủ đô Hà Nội, niềm tự hào của đất nước Việt Nam vào năm 2010, nhưng chính biểu tượng “Một nét văn hóa Hà Nội” của Bia Hà Nội đã âm thầm đi vào dĩ vãng từ năm 2009. Tầm nhìn thương hiệu được xây dựng từ 8 năm trước đó cũng lặng lẽ tiêu tan.
Động lực giúp Amazon vượt lên cuộc soán ngôi này đến từ xu hướng bùng nổ mua sắm trực tuyến, trong đó Amazon hưởng lợi nhất do có quy mô lớn.
“Tại Thiên Long, hầu hết những quyết định của chúng tôi đều dựa trên tính dân chủ. Điều này được hiểu rằng, trước mỗi một quyết định, đặc biệt là quyết định quan trọng, chúng tôi tranh luận rất nhiều, thậm chí đôi khi cảm thấy không có lối ra”.
Nhà nghiên cứu Thomas C. Corley sau quá trình tìm hiểu 177 triệu phú cũng như người nghèo đã đúc kết được 10 bài học từ cha mẹ để trở thành triệu phú trong tương lai.
“Chúng tôi muốn là nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới trong 5 năm tới”, ông Richard Yu - sếp của Huawei nói và cho biết thêm công ty này muốn kiểm soát 25% thị phần toàn cầu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự