tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Làm thế nào để biến lá chanh, lá tre thành tài sản bạc tỷ?

  • Cập nhật : 05/11/2015

(Kinh doanh)

Với ý tưởng sáng tạo và tư duy mạnh dạn, nhiều người đã "hái" tiền tỷ từ việc kinh doanh, xuất khẩu những sản phẩm tưởng chừng như "chẳng đáng gì" như lá chanh, lá tre, bèo tây...

Thành tỷ phú nhờ nhặt lá tre ở rừng

Mặc dù chỉ mới học hết lớp 3, nhưng giờ đây bà Đặng Thị Triệu (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú. Câu chuyện làm giàu của bà bắt đầu rất tình cờ vào năm 1992, trong một lần đi làm ruộng, bà bắt gặp một thương lái hỏi mua lá tre. Sau khi tìm hiểu, bà Triệu quyết định đi học nghề và thu mua lá tre từ trong làng ngoài xã, cho đến cả mạn Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình), Phú Thọ, Yên Bái, và Hà Giang,… rồi bán cho chủ thu mua người Đài Loan ở Đoan Hùng, Phú Thọ.

la tre viet xuat khau ra nuoc ngoai

Lá tre Việt xuất khẩu ra nước ngoài

Không chỉ dừng lại ở thu mua, bà còn học hỏi công nghệ sấy khô, ép lá bằng máy, bí quyết làm lá đủ độ dai mà không bị mốc. Sau đó, bà Triệu vay tiền để đầu tư mua thiết bị máy móc, mời 1 kỹ sư về nhà nhờ người này dạy cách chế lá tre sao cho hiệu quả cao.

Hiện nay, giá thu mua lá tre khô là 30.000 đồng/kg; lá tre tươi là 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100 - 200 tấn lá tre sang nước ngoài. Ngoài ra, bà còn tạo công ăn việc làm cho hơn 20 bà con trong làng và hàng trăm người ở những tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái.

Kiếm triệu đô nhờ xuất khẩu lá chanh

Nói đến lá chanh, nhiều người Việt thường nghĩ đến gia vị của món gà luộc. Nhưng, trên thị trường thế giới thì lá chanh còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn khác ở phương Tây.

la chanh xuat khau mang ve trieu usd

Lá chanh xuất khẩu mang về triệu USD

Thông tin từ Vietnamnet, một công ty ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM đang thu mua mặt hàng lá chanh ở khu vực phía Nam để xuất khẩu sang châu Âu. Theo lãnh đạo công ty, từ đầu năm tới nay, công ty đã xuất khẩu 6 tấn lá chanh, chủ yếu sang các nước châu Âu và thu về cả triệu USD. Giá mua từ các nhà vườn là 22.000 đồng/kg.

Trước đây, để chủ động nguồn nguyên liệu, công ty đã liên hệ, đặt hàng lá chanh ở tận nhà vườn. Hiện có rất nhiều nông trại, bà con nông dân ở huyện Củ Chi - TP.HCM, các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,... đang là đối tác chiến lược, cung cấp nguồn nông sản sạch cho công ty.

Công ty cũng gây giống và đầu tư trồng 1 loại giống chanh chuyên lấy lá, đó là giống chanh Thái Lan (được gọi là giống chanh Kaffir), có giá trị kinh tế rất cao.

Ở miền Bắc, người dân ở nhiều vùng cũng bắt đầu biết làm kinh tế từ lá chanh. Đến nay, toàn huyện Thanh Hà (Hải Dương) có trên 70 ha trồng chanh, tập trung chủ yếu ở các xã Thanh Xá, Thanh Xuân,...

Vài ba năm trở lại đây, thương lái đến mua lá chanh và cành nhỏ khá nhiều với giá từ 50.000-60.000 đồng/kg, có lúc lên đến 70.000 đồng/kg. Nhiều hộ ở đây chuyển sang trồng chanh chỉ để thu hoạch lá. Mỗi năm, ngườit trồng chanh cắt tỉa lá từ 4-5 lần, trung bình 2-3 tháng lại cắt tỉa 1 lần. Có hộ có 2 sào chanh và thu từ 15-17 triệu đồng tiền lá mỗi năm.

Kiếm tiền tỷ nhờ xuất khẩu rau thơm đi Tây

Một nhóm nông dân gồm những cử nhân trẻ bỏ công ty với mức lương khá cao để cùng nhau về quê lập dự án trồng rau sạch ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) xuất khẩu đi châu Âu.

rau thom viet duoc xuat khau sang tay

Rau thơm Việt được xuất khẩu sang Tây

Đầu tiên cả nhóm tìm thuê mảnh ruộng ở ấp Xóm Đồng, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi và phối hợp với một nông dân bản địa trồng rau sạch, nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế. Hiện nhóm đã tách ra và thành lập cơ sở trồng rau sạch riêng.

Nhóm đã liên kết trồng rau sạch xuất khẩu với một công ty tại TPHCM. Bắt đầu từ năm 2013, tất cả các sản phẩm rau sạch trồng trong nhà kính của nhóm được công ty này bao tiêu thu mua toàn bộ để đóng gói xuất khẩu sang thị trường Canada, Mỹ, Châu Âu... Hiện mỗi tuần cơ sở rau của nhóm cung cấp cho xuất khẩu khoảng 3 tấn, cao điểm lên tới 300 - 400 kg/ngày, với giá bán từ 9.000 - 10.000đ/kg rau thơm các loại như rau húng quế, rau đay, kinh giới, tía tô, hương nhu, quế trắng,…

Xuất khẩu bèo Tây sang châu Âu

Người dân ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam vẫn thường dùng bèo Tây làm nguyên liệu nấu cám cho lợn. Nhưng nhiều người dân ở Khoái Châu (Hưng Yên) đã biết xuất khẩu thứ cây mọc dại này sang châu Âu và thu về bạc tỷ.

hang thu cong lam tu beo tay

Hang thủ công làm từ bèo Tây

Thông tin từ Vneconomy, chị Nguyệt ở xã Minh Châu, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) là người "tiên phong” đưa bèo sang Tây. Chị "bén duyên" với nghề xuất khẩu sản phẩm thủ công làm bằng bèo Tây vào năm 1989 khi chị vào miền Nam làm thuê. Một lần chị đi thăm người bà con ở Tiền Giang và thấy phụ nữ ở đây chỉ làm ruộng nhưng kinh tế vẫn khấm khá nhờ có nghề đan lát thủ công mỹ nghệ từ bèo khô, và chị quyết định xuống miền Tây học nghề.

Năm 2000, chị Nguyệt trở về mở nghề ở chính quê hương và lập nghiệp với nghề này. Ban đầu chỉ có vài người trong xóm làm cùng thì bây giờ gần như cả làng sống nhờ cây bèo. 

Với những sản phẩm thủ công như: giá treo tường, đệm lót bàn ghế, giỏ đựng hoa quả, giá sách báo, đôn kê, chậu cảnh, thảm chùi chân, lẵng hoa, túi du lịch, ghế ngồi… mỗi năm, công ty của chị Nguyệt bán được hàng trăm lô hàng sang các nước Đức, Ba Lan. Mỗi lô hàng xuất khẩu khoảng mấy trăm chiếc, mỗi chiếc giá từ 20 - 30 USD.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục