Bia Hà Nội - nhãn hiệu bia may mắn nhất Việt Nam được Tổng thống Obama sử dụng trong chuyến thăm hồi tháng 5 vừa qua, song kết thúc nửa đầu năm, kết quả kinh doanh của Habeco lại sụt giảm ở hầu hết chỉ tiêu. Lợi nhuận ròng hợp nhất doanh nghiệp này thu được 6 tháng đầu năm chỉ còn chưa tới 320 tỷ đồng, sụt giảm gần 41% so với cùng kỳ năm 2015.
Hợp tác với cả Real Madrid và Bayern Munich, Alibaba “nuôi mộng” bá chủ lĩnh vực giải trí
- Cập nhật : 17/09/2015
(Kinh doanh)
Lĩnh vực kinh doanh thể thao trong thời đại kỹ thuật số đang là hướng đi tương lai của các công ty công nghệ tại Trung Quốc. Trong đó, Alibaba nổi bật khi xuất phát chậm hơn đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn được đánh giá cao vì lợi thế nhờ quy mô và tiềm lực tài chính.
Đối mặt với áp lực không nhỏ từ những lo ngại tăng trưởng của giới đầu tư, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, Alibaba sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh, lấn sân sang lĩnh vực thể thao giải trí nói riêng và dịch vụ trực tuyến nói chung.
Theo hãng tin Bloomberg, trong nỗ lực để "chuyển đổi ngành công nghiệp thể thao của Trung Quốc", công ty đang hợp tác với trang tin tức Web, tập đoàn xã hội truyền thông Sina và Yunfeng Capital để cụ thể hóa tham vọng trở thành Tập đoàn thể thao Alibaba.
Alibaba có kế hoạch tận dụng ưu thế về nền tảng thương mại điện tử để xâm nhập vào ngành công nghiệp thể thao thông qua bản quyền, phương tiện truyền thông và các sự kiện nổi bật. Thông báo này được đưa ra khi giới phân tích cảnh báo hôm thứ Ba 8/9 rằng doanh số bán hàng trong quý thứ ba sẽ không đáp ứng được như kỳ vọng, dẫn lời Bloomberg.
Hiện tại, gã khổng lồ bán lẻ Trung Quốc sở hữu 50% cổ phần tại Quảng Châu Evergrande, một trong những CLB bóng đá hàng đầu của Trung Quốc. Đặc biệt, Alibaba cũng có quan hệ đối tác với Bayern Munich và Real Madrid, nhằm thiết lập các cửa hàng trực tuyến trên nền tảng của công ty kinh doanh bán lẻ với người tiêu dùng, Tmall.
Chỉ mới tháng trước, Alibaba công bố bản hợp tác thương hiệu với ngôi sao bóng rổ, Kobe Bryant, Kobe Inc., để phân phối các bộ phim tài liệu dài tập "Muse Kobe Bryant" và đưa ra thị trường một loạt các sản phẩm có thương hiệu.
Alibaba tập trung khai thác lĩnh vực thể thao là một phần của nỗ lực đa dạng hóa thương hiệu của mình trong thế giới giải trí. Bloomberg dẫn lời Jack Ma, người sáng lập và Chủ tịch công ty , trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên vào năm ngoái, khi Alibaba mua đội bóng Quảng Châu, "Chúng tôi không đầu tư vào bóng đá, chúng tôi đang đầu tư vào ngành giải trí."
Với động thái gần đây nhất, tung ra một dịch vụ video-streaming và góp vốn đầu tư trong dự án làm phim "Mission Impossible" (Nhiệm vụ bất khả thi), Alibaba đang thách thức Netflix, một công ty Mỹ đang chiếm thị phần lớn dịch vụ trực tuyến tại Trung Quốc.
Cụ thể, hãng phim Paramount và Alibaba sẽ cùng nhau hợp tác làm phần 5 loạt phim “Mission Impossible”, đây là dự án điện ảnh đầu tiên ở Hollywood có sự góp mặt của Alibaba. Tuy khoản tiền đầu tư không được công bố cụ thể, tuy nhiên, việc phân phối bộ phim trên khắp Trung Quốc và giám sát bán vé trực tuyến cũng như quảng bá sẽ là đặc quyền của Alibaba.
Theo Stacey Allaster, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Quần vợt nữ, 50% người hâm mộ thể thao ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga mua sắm sản phẩm thể thao của họ trên điện thoại di động. Thể thao đang là hướng đi tương lai của các công ty công nghệ Trung Quốc trong thời đại mà nội dung kỹ thuật số bùng nổ.
Vào tháng Giêng, Tencent đã ký một hợp đồng năm năm với NBA để phân phối các trò chơi, kênh thể thao LeTV thiết lập mối quan hệ đối tác với Major League Soccer nhằm độc quyền các trận đấu của đội bóng này tại đại lục Trung Quốc vào tháng 5. LeTV, có trụ sở tại Bắc Kinh, thể hiện tham vọng của mình bằng việc tiếp tục ký một thỏa thuận tương tự với Scotland Professional Football League vào tháng 7.
Trong khi đó, Alibaba khởi đầu chậm hơn đối thủ khi mọi động thái xâm nhập vào lĩnh vực kinh doanh thể thao kỹ thuật số chỉ diễn ra 2 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, Alibaba có thể không phải là người đi tiên phong, nhưng với quy mô và doanh thu, công ty đang được hỗ trợ một lợi thế thực sự trong cuộc đua giữa các công ty Internet của Trung Quốc để tận dụng sự phát triển của phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Theo AFP, Taobao, nền tảng đã đánh bật ebay của Alibaba hiện kiểm soát hơn 90% của thị trường bán lẻ với người tiêu dùng ở Trung Quốc, trong khi Tmall, cửa hàng kinh doanh trực tuyến đang chiếm ít nhất một nửa thị trường kinh doanh.
Cả hai đang là cỗ máy hái ra tiền cho Alibaba, từ đó hậu thuẫn cho sự thành công tương lai của công ty vào lĩnh vực kinh doanh thể thao đi cùng kỹ thuật số.