Khi những người khổng lồ gục ngã, những khoảng trống tại các nước đang phát triển được các ngân hàng trong nước lấp đầy trong khi những tổ chức phi tài chính sẽ là người thay thế ở các nước phát triển.
Số phận của Metro Việt Nam sắp được định đoạt?
- Cập nhật : 19/09/2015
(Tin kinh te)
Cổ đông thiểu số của BJC được trao quyền quyết định thương vụ mua Metro Việt Nam.
Tập đoàn chuyên kinh doanh sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan Berli Jucker Pcl (BJC) cho biết, cổ đông lớn của họ, TCC Holding đã trao quyền quyết định cho các cổ đông thiểu số của BJC trong việc mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam. Nhóm cổ đông thiểu số này trước đây đã phản đối thương vụ nói trên.
TCC Holding hiện nắm 74% cổ phần của BJC. Tháng 4 vừa qua, TCC Holding đã đồng ý xúc tiến việc mua lại Metro Cash & Cary Việt Nam dù các cổ đông thiểu số của BJC từ chối thương vụ này do lo sợ những rủi ro về tài chính.
Giám đốc điều hành của BJC Aswin Techajaraoenvikul thông báo với các nhà đầu tư của mình trong buổi thuyết trình hôm thứ Tư, rằng họ đang lên kế hoạch phát triển thương mại, hệ thống bao bì và bán lẻ của Metro. Công ty này không che giấu ý định sử dụng thị trường Việt Nam như một bàn đạp sẽ xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Lào và Campuchia.
Doanh số bán hàng tại nước ngoài của BJC chiếm tới hơn 20% doanh thu nửa đầu năm của BJC, trong đó có tới 80% đến từ thị trường Việt Nam.
TCC Holding là một nhánh của TCC Group, đứng đầu là tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. TCC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, đồng thời cũng đang tìm kiếm cơ hội mua các loại tài sản xung quanh khu vực Đông Nam Á nhằm bù đắp nhu cầu thấp tại thị trường nội địa.
Tập đoàn Metro có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ. Hiện nay, Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam có 19 trung tâm trên cả nước với 3.600 nhân viên. Trong năm tài khóa 2012 – 2013, doanh thu hoạt động của công ty Metro tại Việt Nam đạt 516 triệu euro.
Báo Bangkok Post ngày 9/1/2015 đưa tin, tại đại hội cổ đông của tập đoàn BJC diễn ra hôm 8/1/2015, các cổ đông của BJC lo ngại rằng, nếu tiếp tục theo đuổi vụ mua lại Metro với giá 25 tỉ baht Thái (655 triệu euro) tập đoàn BJC có nguy cơ đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về tài chính và pháp lý.
Theo thỏa thuận được ký kết ngày 7-8-2014, BJC sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Metro Cash & Carry Việt Nam bao gồm 19 trung tâm phân phối và danh mục bất động sản có liên quan trị giá 655 triệu euro (tương đương chừng 875 triệu đô-la Mỹ). Đến tháng 10-2014 hai bên thỏa thuận những điều khoản bổ sung liên quan tới việc thanh toán.
Những điều khoản bổ sung này yêu cầu BJC phải giao cho bên bán (Metro Vietnam) một thư bảo lãnh có giá trị 655 triệu euro trong vòng hai ngày làm việc trước khi hồ sơ mua bán được trình lên Chính phủ Việt Nam phê duyệt và cho phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam yêu cầu chứng từ thanh toán phải được lập trước khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thì BJC lại phải chuyển vào tài khoản của Metro Vietnam một khoản tiền ứng trước là 655 triệu euro.
Việc thanh toán trước toàn bộ số tiền cho bên bán khi chưa nắm chắc có được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư hay không, có lấy lại được tiền trong trường hợp hợp đồng giữa hai bên bị kết thúc hay không… sẽ đặt ra cho BJC rất nhiều rủi ro, theo các chuyên gia tư vấn được trích lời trên báo The Nation (Thái Lan).
Trong trường hợp cổ đông chấp thuận cho ban điều hành BJC tiếp tục thực hiện hợp đồng mua lại Metro Vietnam thì tập đoàn cũng gặp phải những khó khăn tài chính, phải vay mượn thêm ít nhất 40,52 tỉ baht và khi đó tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần sẽ tăng lên 1,99 lần.
Còn nếu BJC không huy động đủ vốn để thực hiện thương vụ này, tập đoàn sẽ gặp rủi ro rất lớn về pháp lý do không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng mua bán, theo nhận định của Công ty luật JayDee Partners, cố vấn tài chính độc lập cho BJC.
Theo Thư Anh
Trí Thức Trẻ/Cafebiz