Mã Vân đã gắn vận mệnh của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vào nhóm đối tượng khách hàng trung lưu ở Trung Quốc, và hệ quả tất yếu đó là giá trị của công ty ông đang bị kéo xuống khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Hai hãng bia lớn nhất thế giới có thể sáp nhập
- Cập nhật : 25/11/2015
(Kinh doanh)
Anheuser-Busch InBev vừa tuyên bố đã tiếp cận Hội đồng Quản trị SABMiller về khả năng "kết hợp hai công ty".
Tuy nhiên, họ cũng cho biết chưa chắc chắn việc này sẽ dẫn đến một lời đề nghị chính thức hay một thỏa thuận nào cả. Sau tin tức trên, cổ phiếu cả hai công ty đều tăng vọt. SABMiller tăng 23%, nâng vốn hóa lên 93 tỷ USD. Cổ phiếu AB InBev tăng 12%.AB InBev và SABMiller hiện là hai hãng bia lớn nhất thế giới. Các thương hiệu AB InBev hiện sở hữu là Budweiser, Stella Artois và Corona. Còn SABMiller có Peroni và Grolsch.
Trước đó, SABMiller từng cho biết AB InBev đã lên kế hoạch ra đề nghị chính thức, nhưng họ không được biết chi tiết. "Chúng tôi chưa nhận được lời đề nghị nào cả và HĐQT SABMiller cũng chưa có thêm chi tiết về các điều khoản", công ty cho biết.
Nếu thương vụ này hoàn thành, đây sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử ngành bia thế giới. AB InBev được hình thành bởi một nhóm doanh nhân Brazil, đã thâu tóm nhiều thương hiệu, từ Stella Artois đến Budweiser.
Ngành công nghiệp bia đã sử dụng mua bán - sáp nhập (M&A) để hạn chế ảnh hưởng từ nhu cầu đi xuống tại các thị trường phát triển, như Mỹ hay châu Âu. Doanh thu AB InBev đã tăng gấp 5 trong 10 năm qua, nhờ các thương vụ mua lại trị giá gần 100 tỷ USD.
Đây cũng được coi là dấu chấm hết cho cuộc chơi M&A bia toàn cầu, do họ không thuộc quyền kiểm soát của các công ty có nền tảng gia đình, như Heineken của Hà Lan hay Carlsberg của Đan Mạch – 2 hãng bia lớn thứ 3 và thứ 4 thế giới. Bên cạnh đó, các hãng này cũng ít trùng thị trường hoạt động.
Mua SabMiller sẽ giúp AB InBev tiếp cận hơn 7 tỷ USD doanh thu từ châu Phi và gần 4 tỷ USD từ châu Á. Từ đó, hãng có thể giảm phụ thuộc vào thị trường châu Mỹ và Brazil.