Thị trấn nhỏ Nokia ở Phần Lan có khung cảnh chẳng mấy ấn tượng, với vài tòa chung cư nép mình trong tuyết, còn dọc con đường chính là dãy hàng quán nhỏ và một siêu thị giảm giá.
Doanh nghiệp Việt cần điều kiện gì để được lên sàn Nasdaq?
- Cập nhật : 31/05/2017
Hôm 30/5, Công ty Cổ phần VNG ký biên bản ghi nhớ với Sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ) để tiến tới thực hiện IPO và niêm yết tại sàn này. Vậy điều kiện và các bước để một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán lớn thứ hai thế giới này ra sao?
Sơ lược về sàn Nasdaq
Sàn Nasdaq là từ viết tắt của National Association of Securities Dealers Automated Quotations, được Hiệp hội quốc gia các nhà giao dịch chứng khoán thành lập năm 1971.
Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất của Mỹ với khoảng 3.050 công ty với tổng giá trị vốn hóa 6.800 tỷ USD vào tháng 7/2015. Giá trị vốn hóa của sàn này hiện nay lên đến 10.000 tỷ USD.
Các công ty có cổ phiếu được giao dịch tại Nasdaq thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng tiêu dùng, năng lượng, tài chính, y tế, công trình công cộng, công nghệ và giao thông vận tải. Tuy nhiên, Nasdaq thường được biết đến vì cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Google, Facebook, Ebay...
Sàn Nasdaq có hai chỉ số chính là NASDAQ Composite và NASDAQ 100. NASDAQ Composite là chỉ số tổng hợp đo lường biến động cổ phiếu của tất cả các công ty niêm yết trên sàn. Trong khi đó, NASDAQ 100 là chỉ số được tạo thành từ 100 công ty có giá trị thị trường lớn nhất đang giao dịch trên sàn.
Các bước để lên sàn chứng khoán lớn thứ hai thế giới
Để được chấp thuận IPO và niêm yết trên sàn này, một doanh nghiệp phải trải qua một quá trình gồm 4 bước kéo dài từ 4 đến 6 tuần, đặc biệt các thủ tục đều có thể gửi trực tuyến cho trung tâm niêm yết (Listing Center) của sàn.
Trước hết, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm một bản đăng ký mã giao dịch, dùng để đặt trước mã giao dịch. Doanh nghiệp có thể đặt trước mã giao dịch mà mình muốn trước 2 năm.
Ngoài ra, hồ sơ còn có một bản đăng ký niêm yết, một bản hợp đồng niêm yết, một bản xác nhận sở hữu doanh nghiệp và một bản đăng ký logo doanh nghiệp để hiển thị bên cạnh mã giao dịch trên bảng điện tử.
Doanh nghiệp cũng cần phải thanh toán phí đăng ký niêm yết. Việc thanh toán cần phải được thực hiện trước ngày giao dịch đầu tiên. Hóa đơn thanh toán phải được đính kèm khi nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
Sau khi nộp đầy đủ các tài liệu cần thiết, NASDAQ sẽ mất khoảng 5-6 tuần để duyệt hồ sơ và quyết định doanh nghiệp có phù hợp để niêm yết trên sàn hay không.
Cụ thể, trong tuần đầu tiên, nhân viên phụ trách của Nasdaq sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong các tuần tuần tiếp theo, nhân viên của sàn sẽ gửi yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi và hoàn thiện hồ sơ và doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu đó.
Sang các tuần thứ 5-6, nếu quá trình kiểm tra hồ sơ xong và doanh nghiệp đạt được những yêu cầu do sàn chứng khoán đề ra, Nasdaq sẽ chấp thuận cho doanh nghiệp được IPO và niêm yết trên sàn này.
Điều kiện để lên sàn Nasdaq
Sàn Nasdaq được chia ra 3 sàn có cấp độ khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao và mức độ nghiêm ngặt về tiêu chuẩn tăng dần: Capital Market (dành cho doanh nghiệp nhỏ - small cap), Global Market (dành cho doanh nghiệp tầm trung – mid cap) và Global Select Market (cho doanh nghiệp quy mô lớn – large cap).
Đề được niêm yết ở sàn Nasdaq, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về tài sản, doanh thu, lợi nhuận, thanh khoản cổ phiếu, vốn hóa... Các chỉ tiêu này được phân thành 2 hợp phần gồm tài chính và thanh khoản.
Đối với sàn Capital Market, doanh nghiệp cần đáp ứng tất cả các tiêu chí của 3 bộ tiêu chuẩn gồm: vốn chủ sở hữu, vốn hóa và thu nhập thuần.
Đối với sàn Global Market, doanh nghiệp cần phải đáp ứng tất cả các tiêu chí trong 4 bộ tiêu chuẩn sau:
Đối với sàn cao cấp nhất Global Select Market, các bộ tiêu chí được chia thành 2 hợp phần gồm tài chính và thanh khoản.
Đối với các yêu cầu về tài chính và thanh khoản, các doanh nghiệp cần đáp ứng tất cả các tiêu chí thuộc ít nhất 1 trong 4 bộ tiêu chuẩn sau:
Ngoài ra, dù đăng ký ở sàn nào, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu về quản trị doanh nghiệp. Theo đó, các yêu cầu cụ thể được đặt ra cho công bố báo cáo định kỳ và báo cáo thường niên; thành viên hội đồng quản trị độc lập; ban kiểm soát; đề cử thành viên HĐQT; quy định đạo đức; tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên; giải quyết xung đột lợi ích; cổ đông biểu quyết; và quyền biểu quyết.
MINH TUẤN
Theo Bizlive.vn