tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Cty dầu khí Ả-Rập Saudi mất 1.000 tỷ USD vì cách...định giá?

  • Cập nhật : 14/11/2017

Việc "chống Mỹ, gạt USD" là cả một quá trình dài và đầy mạo hiểm...

Ả-Rập Saudi trả giá vì thân Nga và muốn thoát ly đồng USD?

RIA ngày 6/11 cho hay, hiện có thông tin các chuyên gia đang định giá Công ty Dầu khi Quốc gia Saudi Aramco - thực thể kinh tế tạo dựng hình ảnh của Hoàng gia Ả-Rập Saudi - chỉ còn trị giá khoảng 1.000 tỷ USD, giảm 1.000 tỷ USD.

Điều đó diễn ra trong bối cảnh Riyadh chuẩn bị đưa “người khổng lồ” này lên sàn chứng khoán quốc tế vì tình hình tài chính và hình ảnh của Hoàng gia. Vì sao giá trị của Saudi Aramco lại giảm tới 50% trước ngày lên sàn trong khi dầu thô tăng giá?

Đó là chưa kể, trước đây sàn chứng khoán New York và London tranh giành quyền giao dịch trái phiếu của Saudi Aramco - có giá trị thị trường tới 2.000 tỷ USD, giờ họ lại thông tin việc Saudi Aramco lên sàn có thể hoãn vô thời hạn.

saudi aramco boc hon 1.000 ty usd vi riyadh muon "chong my, gat usd"?

Saudi Aramco bốc hơn 1.000 tỷ USD vì Riyadh muốn "chống Mỹ, gạt USD"?

Nhiều nhận định rằng, Ả-rập Saudi phải trả giá trong việc nâng tầm quan hệ với Nga và phá hoại việc giao dịch trái phiếu của Saudi Aramco là nhất cử lưỡng tiện. Bởi theo như Financial Times, Saudi Aramco là bộ mặt của chính quyền Riyadh.

Và đương nhiên Ả-rập Saudi cũng có biện pháp đáp trả nhằm gây thiệt hại kinh tế cho Mỹ, trong đó có việc Riyadh có thể tiêu diệt đồng “USD dầu mỏ'', nghĩa là xuất khẩu dầu thô không thanh toán bằng USD.

Hiiện nay Trung Quốc đang tiến rất gần đến một hệ thống chứng khoán kép, trong đó các nhà xuất khẩu “vàng đen” có thể bán dầu mỏ để đổi lấy nhân dân tệ (CNY) tại Thượng Hải, rồi có thể đổi ngay thành vàng ở thị trường Hong Kong.

Mô hình “dầu mỏ-CNY-vàng” sẽ hoàn toàn giải phóng các nhà xuất khẩu dầu thô khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời tước đi của Mỹ dòng thu "USD dầu mỏ", vốn thường được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Bloomberg và CNBC đánh giá mô hình “dầu mỏ-CNY-vàng” là khá tiêu cực và cho rằng triển vọng đó còn rất xa vời. Trong khi đó, Nga lại có biện pháp đẩy nhanh triển vọng đó và tối đa hóa thiệt hại cho hệ thống tài chính Mỹ.

Chẳng hạn, Moscow cho tăng tốc giao dịch dầu mỏ trên các sàn của Nga và bằng đồng ruble tại sàn chứng khoán hàng hóa-nguyên liệu St.Petersburg, nơi đã phát hành trái phiếu kỳ hạn cho dầu mác Urals của Nga.

Thỏa thuận Nga + OPEC mà Ryiadh mở đường cho Moscow có thể tác động mạnh đến thị trường năng lượng thế giới, khiến Nga và Ả-rập Saudi có thể cùng rút khỏi giao dịch dầu mỏ bằng USD, tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Như vậy, chính quyền Ả-rập Saudi đang có xu hướng thoát ly khỏi USD, cùng với Nga và Trung Quốc tạo ra một cuộc cách mạng cho hệ thống tài chính toàn cầu, mà trọng tâm của nó là làm suy giảm ngôi vị độc tôn của đồng USD và hệ thống tài chính Mỹ.

Công cụ bảo vệ sự độc tài của đồng USD

dong usd luon co nhung co che bao ve su doc ton cua notuy nhien, hoat ly khoi dong usd trong he thong thanh toan quoc te la khong de.

Đồng USD luôn có những cơ chế bảo vệ sự độc tôn của nóTuy nhiên, hoát ly khỏi đồng USD trong hệ thống thanh toán quốc tế là không dễ.

 

Thứ nhất, hệ thống lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

FED với việc điều chỉnh hệ thống lãi suất cơ bản đã tạo ra một tấm khiên đỡ cho kinh tế Mỹ, qua đó tạo ra những "thiên biến vạn hoá" xoay quanh đồng USD, khiến cho sức hút, lực đẩy của USD.

Hiện đồng USD được sử dụng trong hơn 85% nghiệp vụ giao dịch ngoại hối trên thế giới, 39% các khoản nợ toàn cầu được yết giá bằng USD và đồng bạc xanh chiếm hơn 63% dự trữ ngoại tệ của các quốc gia.

Vì vậy, theo giới phân tích, khi FED nâng lãi suất thì có một hiệu ứng mà chính sách của các chính phủ không thể hoá giải hay làm giảm thiểu thiệt hại được. Đó chính là thiệt hại do quy mô nền kinh tế bị co lại.

Theo WB, hiện nay nợ nước ngoài của Mỹ khoảng 6.300 tỷ USD, xuất khẩu của Mỹ khoảng 2.400 tỷ USD, như vậy nếu đồng USD tăng giá thì kinh tế Mỹ sẽ thiệt cụ thể nhất ở khoản 8.700 tỷ này.

he thong lai suat cua fed giup cho usd thien bien van hoa

Hệ thống lãi suất của FED giúp cho USD thiên biến vạn hoá

Còn hiện các đối thủ của Mỹ - chỉ tạm tính trong “bộ ngũ quyền lực”- có GDP lần lượt là : EU khoảng 13.900 tỷ USD, Trung Quốc khoảng 11.000 tỷ USD, Nhật Bản khoảng 4.800 tỷ USD và Anh quốc khoảng 2.900 tỷ USD.

Tổng cộng GDP của các đối thủ này là khoảng 32.600 tỷ USD, gấp gần 4 lần nợ nước ngoài + giá trị xuất khẩu của Mỹ. Điều đó cho thấy thiệt hại của kinh tế Mỹ do đồng USD tăng giá trị luôn < 1/4 thiệt hại của các đối thủ trong “bộ ngũ quyền lực”.

Như vậy, thiệt hại của kinh tế Mỹ do đồng USD tăng giá trị luôn < thiệt hại của 4 nền kinh tế còn lại (Trung Quốc, Nhật, Anh, EU).

Lý thuyết là thế, nhưng với Trung Quốc, khi áp dụng chính sách đồng nhân dân tệ yếu để chống lại cơ chế độc tài của đồng USD thì họ đã gặt hái được những thành công không hề nhỏ.

Thứ hai, các bộ chỉ số thị trường như MSCI, S&P, FTSE, Dow Jones…

Các bộ chỉ số được xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư đánh giá cơ hội đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Chẳng hạn, các chỉ số MSCI được xây dựng cho các thị trường chứng khoán quốc tế, bao gồm các nước phát triển, đang phát triển...

MSCI xây dựng chỉ số theo các tiêu chí thống nhất, giúp cho giới phân tích và những người quan tâm có cơ sở đáng tin để nhận diện thực trạng của các thị trường chứng khoán trên thế giới ảm đạm hay triển vọng, từ đó quyết định việc đầu tư của mình.

Chính vì vậy, một nền kinh tế, một lĩnh vực kinh tế trọng điểm hay các thực thể kinh tế tham gia vào thị trường lấy đồng USD làm chuẩn này luôn có biến động lớn sau mỗi khi được áp hay không áp các bộ chỉ số cho thị trường nội địa của các quốc gia thành viên.

cac bo chi so thi truong buoc cac thuc the kinh te tham gia khong the thoat ly usd neu khong muon tra gia

Các bộ chỉ sồ thị trường buộc các thực thể kinh tế tham gia không thể thoát ly USD nếu không muốn trã giá

Ngày 15/6/2016, MSCI đã hoãn đưa các cổ phiếu hạng A của Trung Quốc vào hệ thống chỉ số Thị trường mới nổi, khiến việc mua bán những loại cổ phiếu xác định giá trị bằng nhân dân tệ (CNY) chỉ là của riêng Trung Quốc.

Động thái của MSCI khiến cho việc vốn hoá giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán quốc tế như New York hay London…không thể thực hiện.

Tuy nhiên, ngày 20/6/2017, MSCI thông báo sẽ thêm cổ phiếu hạng A của Trung Quốc vào chỉ số Thị trường mới nổi bắt đầu từ tháng 6/2018. Đây là lần đầu tiên chứng khoán của Trung Quốc được MSCI bổ sung vào chỉ số thị trường.

Theo đó, 222 cổ phiếu vốn hóa lớn hạng A - cổ phiếu các công ty nước này được niêm yết trên các thị trường chứng khoán tại đại lục - của Trung Quốc sẽ được bổ sung vào chỉ số thị trường mới nổi của MSCI.

Sau động thái mới của MSCI, giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại MSCI Chin Ping Chia cho rằng có 18 tỷ USD sẽ đổ vào chứng khoán Trung Quốc, còn theo bà Lucy Qiu, chuyên gia Thị trường mới nổi tại UBS, ít nhất cũng là 7 tỷ USD.

Trong khi quyết định của MSCI đến tháng 6/2018 mới thực sự có hiệu lực. Điều đó cho thấy tác động của việc áp đặt các bộ chỉ số thị trường - xếp loại chỉ số chứng khoán - có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới các nền kinh tế tham gia thị trường lấy đồng USD làm chuẩn.

Nói cách khác, MSCI chính là công cụ bảo vệ vị trí độc tôn, độc quyền của đồng USD, thứ bậc và cách đánh giá thị trường của nó mang tính độc tài, chi phối sâu vào các nền kinh tế, thực thể kinh tế tham gia thị trường nơi đồng USD làm chủ.  


Ngọc Việt
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục