Năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản dự báo sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, song nhiều mặt hàng và thị trường vẫn gặp khó khăn.
Những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ “đô”
- Cập nhật : 28/10/2015
(Thuong mai)
Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay (15/10) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 126,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay (15/10) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 126,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp 86,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 68% giá trị xuất khẩu cả nước.
Có 24 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD, đóng góp 92 tỷ USD, tương đương 72,7% tổng giá trị xuất khẩu.Vậy doanh nghiệp nội địa/khối FDI đóng góp bao nhiêu trong 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu 2 tỷ USD trở lên sau khi loại trừ nhóm mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng và nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác?
Kim ngạch tỷ USD đến từ khu vực FDI
Thống kê kết quả xuất khẩu 9 tháng đầu năm cho thấy, trong 10 “đại gia” tỷ USD lớn nhất của Việt Nam khối FDI đóng góp giá trị xuất khẩu từ mức 8,8% đến 99,7%.
Nếu xem khu vực doanh nghiệp nào đóng góp vào giá trị xuất khẩu một ngành hơn 75% tổng giá trị xuất của ngành đó là “ông chủ” của ngành thì khối doanh nghiệp FDI đang là “ông chủ” của 5 “đại gia” tỷ USD; và khối doanh nghiệp nội địa là “ông chủ” của duy nhất 1 “đại gia” tỷ USD.
Bởi khối FDI đóng góp từ 76% đến 99,7% giá trị xuất khẩu vào các ngành điện thoại, điện tử, máy vi tính, máy ảnh và hàng da. Trong khi đó, chỉ có duy nhất ngành thủy sản sự tham gia của khu vực nội địa lên đến 91,2% giá trị xuất khẩu.
4 nhóm ngành còn lại gồm hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và xơ, sợi các loại mức đóng góp của các doanh nghiệp Việt từ 28,5% đến 57,7% giá trị xuất khẩu. Trong đó gỗ và cà phê các doanh nghiệp nội địa chiếm hơn 51% giá trị xuất khẩu.
Dĩ nhiên, với mức đóng góp 68% giá trị xuất khẩu cả nước, với tốc độ tăng trưởng 2 con số, khu vực FDI đang thể hiện sự nổi trội của mình cũng như tận dụng được các cơ hội từ việc Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Nhưng ngay cả những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ các doanh nghiệp nội địa chỉ đóng góp phần nhỏ, chưa mang tính “chi phối” ngành.
Thay lời kết, dẫn lời ông Đỗ Long, Tổng giám đốc Công ty Bita’s chia sẻ với Bizlive trong buổi tọa đàm trung tuần tháng 10 cho rằng, với ngành da giày số lượng doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 25% nhưng đóng góp đến 75% (thực tế đến 79,4%) giá trị xuất khẩu. Bức tranh của ngành da giày có thể phản ánh khá gần với thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam.
Dù cho các doanh nghiệp Việt Nam có tăng tốc cũng không thể đuổi kịp các doanh nghiệp FDI trong một sớm một chiều. Nhưng hội nhập sâu rộng hơn sẽ buộc các doanh nghiệp nội địa chấp nhận cuộc chơi lựa chọn thị trường và với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất vay ổn định trong vài năm, các doanh nghiệp nội địa có thể tích lũy vốn để cạnh tranh với khối FDI.