Ở một số địa phương, hoạt động XK phụ thuộc hoàn toàn vào khối DN FDI khi khối DN này chiếm đại đa số kim ngạch XK toàn tỉnh. Trong khi đó, DN “nội” vẫn đang lúng túng tìm cách vượt khó.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Braxin dự kiến đạt 4 tỷ USD năm 2015
- Cập nhật : 23/10/2015
(Thương mai)
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Braxin trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 2,723 tỷ USD, triển vọng tiếp cận mốc 4 tỷ USD trong năm 2015.
Mặc dù kinh tế Braxin đang suy thoái nhưng tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Braxin trong 9 tháng năm 2015 vẫn tăng trưởng 20,8% so với cùng kỳ năm 2014. Triển vọng tiếp cận mốc 4 tỷ USD năm 2015.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Braxin trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 2,723 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 1,144 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 1,579 tỷ USD tăng 30,3 % tăng so với cùng kì.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Braxin trong 9 tháng năm 2015 đều đạt mức tăng trưởng khá, bao gồm điện thoại và các linh kiện đạt kim ngạch 433,3 triệu USD tăng 25% so với cùng kỳ.
Trong đó, máy vi tính linh kiện điện tử đạt 79,2 triệu USD tăng 19%; máy móc thiết bị phụ tùng khác 61,3 triệu USD tăng 6%; hàng dệt may đạt 55,3 triệu USD tăng 11%. Phương tiện vận tải phụ tùng 42,8 triệu USD tăng 10,3%. Sơ xợi dệt các loại 31,2 triệu giảm 34%; giầy dép các loại đạt 169,3 triệu USD giảm 16,4%; hàng thủy sản đạt 54,4 triệu USD giảm 42,9% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Braxin bao gồm ngô hạt đạt 610,5 triệu USD tăng 52,6% so với cùng kỳ. Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 231,3 triệu USD tăng 26,5% so với cùng kỳ. Nguyên phụ liệu dệt may da giầy 143,9 triệu USD tăng 23,7%. Lúa mì đạt 75,1 triệu (số liệu nhập khẩu cùng kỳ không thể hiện). Bông các loại đạt 86,9 triệu tăng 138%, đậu tương đạt 220,8 triệu USD giảm 18,6%.
Thương vụ Việt Nam tại Braxin cho biết, để ứng phó kịp thời với tình hình biến động trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Thương vụ đã chọn lựa, ưu tiên tập trung nguồn lực tại các vùng miền kinh tế trọng điểm, nơi tập trung hệ thống sản xuất, phân phối, xuất khẩu,...Trong mấy tháng qua, Thương vụ đã chủ trì và phối hợp tổ chức liên tiếp các đợt xúc tiến thương mại, chủ động tổ chức các cuộc Hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp tại các địa phương để kết nối hàng trăm doanh nghiệp hai bên.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)