Cùng với việc mở cửa thị trường, ngành chăn - ga - gối (CGG) Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt với các nhãn hiệu đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan..

Có thể nói rằng thang máy ở Việt Nam hiện nay thị trường tiềm năng đầy hấp dẫn. Mặc dù số lượng công ty thang máy Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên số công ty có tên tuổi, hoạt động uy tín chuyên nghiệp thì khá khiêm tốn, trong đó doanh nghiệp nội chỉ khoảng 3-4 đơn vị.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ thang máy ở Việt Nam sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới do nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, các dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại được xây dựng ngày càng nhiều.
Khảo sát thị trường của một công ty thang máy cho thấy, thị trường Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ hơn 1.500 tháng máy và thang cuốn mỗi năm.
Ngoại lấn lướt
Hiện nay, thị trường thang máy chiếm phần nhiều các hiệu thang nước ngoài là Mitsubishi, Nippon (Nhật); Thyssenkrupp (Hàn Quốc); Schindler (Thụy Sĩ), Huyndai (Hàn Quốc)...
Với ưu thế có nguồn tài chính mạnh, các công ty thang máy nước ngoài đang đè bẹp các công ty trong nước. Ban đầu, các công ty trong nước sẽ là đơn vị bán hàng cho một số hãng sản xuất ở nước ngoài. Sau khi chiếm thị phần ở Việt Nam, các công ty nước ngoài sẽ dùng sức mạnh tài chính tìm cách thâu tóm. Chính vì thế, không ít công ty thang máy trong nước chỉ hoạt động khoảng 2-3 năm rồi bị đóng cửa.
Bên cạnh đó, tâm lý “ chuộng” sản phẩm ngoại của không ít chủ đầu tư dự án nhà ở đã khiến cho thang nội không thể chen chân vào các dự án. Đại diện một công ty thang máy cho biết, khi tiếp nhận hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư đặt ra một trong những tiêu chuẩn quan trọng xét chọn mặt hàng thang máy phải là hàng ngoại. Phần lớn các công trình đều tin tưởng vào dòng thang nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước vì họ tin rằng, loại thang này sẽ đảm bảo về chất lượng và hệ thống an toàn hơn so hàng trong nước.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Cty Thang máy Thái Bình, hiện nay, số lượng công ty thang máy Việt Nam là rất lớn nhưng trong "miếng bánh" thị phần trong nước, thang máy Việt Nam vẫn phần nào thất thế trên sân nhà so với những hãng thang máy nước ngoài.
Cũng theo ông Anh, những thương hiệu thang máy nước ngoài thành công tại thị trường Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Thương hiệu càng lớn, niềm tin cũng tỉ lệ thuận theo. Vì vậy, chi phí khách hàng bỏ ra luôn bao hàm cả khoản chi phí vô hình dành cho sức mạnh thương hiệu, nhưng với khách hàng đó là một sự đảm bảo, là niềm tin tuyệt đối mà khách hàng dành cho sản phẩm.
Nội chật vật tìm chỗ đứng
Trong khi thang máy ngoại đã có một vị thế vững vàng thì dòng thang máy nội địa vẫn còn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình. Hơn nửa số lượng thang máy trên thị trường nội địa hiện là thang được các công ty trong nước sản xuất, với mức độ nội địa hoá khác nhau.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này đánh giá, hầu hết các công ty sản xuất thang máy nội địa không có quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và an toàn. Gần đây, hàng trăm doanh nghiệp thang máy được thành lập, trong số đó, đa phần công ty chỉ có vài người. Họ đặt làm tại các cơ sở gia công, thuê lắp đặt và cho vận hành một cách đơn giản, bỏ qua các khâu kiểm soát từ thiết kế đến thử nghiệm. Trong số các doanh nghiệp sản xuất thang máy tại Việt Nam, một nửa chỉ đi bán, sau đó thuê các đơn vị khác lắp đặt, do vậy họ không kiểm soát được chất lượng, cam kết lâu dài.
Hiện nhiều công ty thang máy trong nước đã sản xuất được một số thiết bị cơ bản của thang, như cabin, hộp kỹ thuật... tuy nhiên, mức độ nội địa hóa vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính từ việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn còn rất hạn chế, nhiều linh kiện bắt buộc phải nhập từ nước ngoài.
Ông Trần Thọ Huy, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Thang máy Thiên Nam cho rằng, triển vọng cho cho các công ty trong nước còn rất lớn, vì các đơn vị này có lợi thế hơn hẳn về mặt quản lý nhân sự, nhất là trong lĩnh vực bảo trì. Tuy nhiên, ông Huy cũng cho biết thêm khó khăn của hầu hết các công ty thang máy nội là tại các dự án, công trình có vốn ngân sách, các doanh nghiệp nội địa rất khó “chen chân” bởi hầu hết đều yêu cầu sử dụng thang máy nhập khẩu.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Cùng với việc mở cửa thị trường, ngành chăn - ga - gối (CGG) Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt với các nhãn hiệu đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan..
Trước sự “thôn tính” của doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải gồng mình chống đỡ. Chất lượng, giá cả, dịch vụ... của hàng Việt Nam đang thua kém rất nhiều so với hàng Thái Lan, Nhật Bản, Singapore… Người tiêu dùng Việt đang dần mất niềm tin vào hàng Việt, doanh nghiệp Việt Nam dường như đang đầu hàng quá nhanh trên sân nhà.
Bên cạnh BigC và Metro Việt Nam, vẫn còn rất nhiều ông lớn bán lẻ khác trên thị trường. Vì vậy, dù BigC và Metro có về chung một nhà thì cũng phải cạnh tranh rất vất vả trước khi mơ tới giấc mơ độc tôn tại thị trường Việt Nam.
Giá xăng dầu giảm, lập tức các cơ quan quản lý yêu cầu tính lại giá cước vận tải. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng khác có đầu vào bao gồm xăng dầu lại không được nhắc tới. Điều này, là không công bằng, các chuyên gia kinh tế nhận định.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ,cho biết hồ sơ khởi kiện chống bán phá giá gà nhập từ Mỹ đã được gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) từ cuối năm ngoái. Hồ sơ vẫn chưa đủ nên phải bổ sung thêm nhiều thông tin và tài liệu.
Các nhóm hàng rau quả, giấy, máy vi tính và sản phẩm điện tử, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, ô tô nguyên chiếc... của Thái Lan là những mặt hàng đang có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh nhất.
Trong bất kỳ một vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nào trên thế giới (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) cũng như ở Việt Nam đều sẽ dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa các bên.
Thông tư số 166/2014/TT-BTC kéo mức thuế nhập khẩu của gần 3.700 sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc xuống 0% có hiệu lực đã hơn 1 năm. Nhưng dường như tin vui này không mấy tác động đến cánh con buôn thường sử dụng đường bộ để vận chuyển hàng.
Cách tính thuế TTĐB đối với xe hơi nội và nhập khẩu có khả năng sẽ thay đổi một lần nữa và góp phần đẩy giá xe lên đáng kể khi luật sửa đổi thuế TTĐB được Quốc hội thông qua vào tháng 3 tới.
Philippines đặt mục tiêu sản lượng lúa 2016 đạt 19 triệu tấn. Xuất khẩu gạo trắng Thái Lan 2015 dự báo giảm 7% xuống 4,9 triệu tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự