Tại hội thảo 'Hàng giả, hàng lậu và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để hội nhập và phát triển bền vững' do Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM phối hợp với Công ty CP phát triển khoa học công nghệ Vina (Vina CHG) tổ chức tại TP.HCM ngày 26.11, nhiều chuyên gia đã cảnh báo như vậy.
Thị trường khăn giấy ướt xuất hiện cạnh tranh “bẩn“
- Cập nhật : 01/09/2015
(Tin kinh te)
Trong tháng 7.2015, báo Lao Động đã đăng loạt bài điều tra xung quanh các khuất tất, bát nháo, thật giả lẫn lộn của sản phẩm khăn ướt trên thị trường… Hệ quả là nhiều nhà sản xuất chân chính đã bị ảnh hưởng xấu, thua thiệt nặng nề.
Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương đã chính thức vào cuộc, sau khi có thông tin xuất hiện âm mưu cạnh tranh bẩn, không lành mạnh trong thị trường khăn ướt…
Thời gian gần đây, có DN sản xuất khăn ướt đã nhận được email từ một cá nhân xưng tên là H.T.M.H, tại địa chỉ email: mt.shouth1@dh...com.vn, số điện thoại…046. Người này xưng là nhân viên của Cty Đ.H, có trụ sở ở Hà Nội, chuyên sản xuất và kinh doanh khăn ướt mang nhãn hiệu Mama…, Nature T…
H.T.M.H còn cung cấp hẳn đường link nhiều bài báo, kèm hàng loạt báo cáo về cái gọi là “Chiến dịch truyền thông theo công văn 6577 của Cục Quản lý Dược” (?!). Thậm chí, M.H gửi bản tổng hợp diễn tiến của quá trình đăng các bài viết trên một số trang mạng và ý kiến đánh giá kết quả của giai đoạn 1, của “chiến dịch” từ ngày 11.5 – 12.5.2015.v.v… Rõ ràng, có người đã lợi dụng các văn bản của Cục Quản lý Dược VN để phục vụ cho ý đồ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường khăn ướt, thật giả lẫn lộn, tiềm ẩn nhiều bát nháo…
Theo Cục Quản lý Dược VN, các văn bản của Cục chỉ đạo về sản xuất – kinh doanh mỹ phẩm, khăn ướt nhằm chấn chỉnh lĩnh vực này. Những quy định cập nhận về 5 dẫn chất của paraben cùng lộ trình tới năm 2016 mới cấm hoàn toàn chất này. Quy định trên dựa vào những quy định chung của các tổ chức y tế có uy tín của thế giới. Cục Quản lý Dược không hề nêu tên bất kỳ DN hay tên sản phẩm nào… Tuy nhiên, vô số trang mạng đã lợi dụng công văn cấm của Cục Quản lý Dược VN tha hồ nêu tên, khép hàng loạt DN sản xuất chân chính và sản phẩm của họ vô diện … vi phạm luật pháp. Đơn cử một số DN là nạn nhân trong sự vụ này là Johnson & Johnson, Diana, Việt Úc, Angel.v.v…
Sản phẩm khăn ướt Baby Care và Wonder Care, do Cty CP Quốc tế Việt Úc sản xuất bị “tố” vi phạm. Nhưng sau đó, đích thân Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội lấy mẫu gửi Viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) giám định. Thật tréo ngoe, kết quả giám định sau đó đã kết luận 2 loại khăn ướt trên của Cty Việt Úc đều bảo đảm các chỉ tiêu cho phép về ecoli, tổng số nấm men, nấm mốc, hàm lượng phơi nhiễm thủy ngân, chì, asen và hàm lượng 5 loại paraben.
Ông Lê Quang Được – Tổng GĐ Cty Việt Úc – cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ những chứng cứ cho Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) về hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xuất hiện trong thời gian gần đây. Điều này gây tổn hại rất nhiều cho những DN sản xuất chân chính, gây rối loạn thị trường mỹ phẩm, khăn ướt vốn bát nháo từ bao lâu nay”.
Ông Trần Anh Sơn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), trong văn bản gửi một DN bị thiệt hại trong sự vụ này đã yêu cầu DN phải gửi đầy đủ các chứng cứ, giấy tờ thể hiện pháp nhân của DN. Đồng thời “nêu cụ thể đối tượng thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cụ thể”. Cơ quan chức năng sẽ không chấp nhận mọi hành vi cạnh tranh bẩn, cạnh tranh không lành mạnh để gây thiệt hại cho DN khác, ảnh hưởng đến thị trường và người tiêu dùng.