tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hơn 90% sản phẩm trong siêu thị Aeon, Big C là hàng Việt Nam

  • Cập nhật : 13/11/2015

(Tieu dung)

Trưởng đại diện Aeon (Nhật Bản) tại Việt Nam cho biết  90% hàng hóa được bày bán trên siêu thị Aeon được mua từ các nhà sản xuất Việt Nam.

 

Sáng 1/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa khu vực phía Bắc năm 2015. Đây là một trong những hoạt động chính trong chuỗi sự kiện "Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 - Tự hào hàng Việt Nam" đang diễn ra từ ngày 27/9 đến ngày 4/10/2015 ở Hà Nội, TPHCM. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (VITIC) đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Đến tham gia hội nghị, đại diện nhiều nhà sản xuất trong khu vực và đơn vị phân phối đã có cơ hội giao lưu, gặp gỡ và tìm kiếm bạn hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã kết nối được với đơn vị phân phối, nhiều doanh nghiệp cho biết đang khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Hùng Vũ, Giám đốc doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu đồ thủ công Mỹ nghệ và Thương mại Thu Nguyệt cho hay, hiện nay, hầu hết các mặt hàng vẫn chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, chưa có chỗ đứng trong thị trường nội địa.

“Sản phẩm của chúng tôi sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, sức mua trong nước chưa nhiều. Nguyên nhân do việc quảng bá sản phẩm còn hạn chế, giá cả nguyên liệu vẫn bấp bênh do phụ thuộc vào thị trường. Chúng tôi mong các đơn vị phân phối quan tâm đến mặt hàng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nội địa”, ông Vũ nói.

thu truong bo cong thuong ho thi kim thoa chung kien le ky hop dong phan phoi, tieu thu hang hoa. anh: k. linh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chứng kiến lễ ký hợp đồng phân phối, tiêu thụ hàng hóa. Ảnh: K. Linh

Cùng chung tâm tư với ông Vũ, bà Đỗ Thị Đức Lý, TGĐ Công ty CP Chè Tân Cương Hoàng Bình (Thái Nguyên), cho hay tất cả sản phẩm chè của doanh nghiệp đều theo tiêu chuẩn ISO,  Mặc dù, hiện nay sản phẩm chè của doanh nghiệp đã có mặt hầu hết tại các nhà phân phối ở các tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng chủ yếu vẫn dừng lại cung cấp sản phẩm chất lượng cao vào các siêu thị mini, siêu thị gia đình. Còn tại các siêu thị lớn, doanh nghiệp chỉ cung cấp được chè phân khúc trung bình.

“Bởi vì ở các siêu thị lớn sản phẩm chè của chúng tôi còn phải cạnh tranh với giá, và nhãn hiệu của nhiều công ty khác nhau nên không thể bán được. Thông qua hội nghị kết nối này, chúng tôi rất mong muốn được trở thành nhà cung cấp tại các hệ thống siêu thị nổi tiếng”, bà Hà cho hay.

Đánh giá cao tiềm năng và thế mạnh của hàng Việt, vị đại diện siêu thị Big C khu vực phía Bắc cho hay, 95% hàng hóa trong siêu thị Big C đều là hàng Việt Nam. Hàng năm, Big C xuất khẩu 1.100 công ten nơ hàng hóa nông sản, thủy sản sang 20 quốc gia Châu Á, Châu Mỹ với trị giá hơn 30 triệu USD.

Ông Ishikawa Tadahiko, Trưởng đại diện Aeon tại Việt Nam cũng cho hay  90% hàng hóa được bày bán trên siêu thị Aeon được mua từ các nhà sản xuất Việt Nam. Trong thời gian tới, Aeon muốn mua các sản phẩm rau hữu cơ, các đồ tươi sống như cá, hải sản, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chức năng, quần áo ấm, đồ nhựa... của Việt Nam để đưa lên kệ siêu thị.

“Mặc dù góp chút công sức nhỏ bé nhưng tin rằng Aeon sẽ cống hiến cho ngành bán lẻ Việt Nam bằng những công thức Nhật Bản xây dựng như hệ thống vận chuyển, đào tạo nhân sự quản lý chất lượng. Về lâu dài, khi mở thêm các siêu thị Aeon sẽ làm tăng thêm nhà cung cấp trong nước, gia tăng việc làm cho nhiều lao động”, ông Ishikawa Tadahiko nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa: Hiện nay doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn khi vào bán tại chợ truyền thống hay siêu thị. Có những hợp đồng phân phối hàng hóa được ký kết nhưng hàng hóa lại chưa đáp ứng được nhu cầu của Trung tâm thương mại hay siêu thị. 

Vì vậy, hội nghị nhằm kết nối các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa tại các tỉnh, thành phố với hệ thống phân phối, hỗ trợ các địa phương, đưa sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng

Tại hội nghị đã có 49 hợp đồng đã được ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất như: Siêu thị Big C khu vực miền Bắc với HTX Tâm Hòa tỉnh Cao Bằng, Cơ sở Bánh Cáy gia Liên tỉnh Thái Bình, HTX Chè Thiên Phúc Bắc Cạn, Tập đoàn Chè Tân Cương Hoàng Bình Thái Nguyên; Công ty Cổ phần Phát triển Siêu thị Hà Nội với Công ty CP thực phẩm Á Châu Ninh Bình, Công ty CP Sản phẩm và Dịch vụ Thành Nam...

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục