tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài không được phân phối thuốc ở Việt Nam

  • Cập nhật : 19/09/2015

(Tin kinh te)

Bên cạnh việc tán thành quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phân phối thuốc ở Việt Nam, Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng dự luật Dược (sửa đổi) chưa làm rõ tiêu chí để đảm bảo tính khả thi đối với việc thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu.

he thong phan phoi thuoc se duoc siet chat, giam cac tang nac trung gian - anh: ngoc thang

Hệ thống phân phối thuốc sẽ được siết chặt, giảm các tầng nấc trung gian - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Tại phiên họp chiều nay 18.9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về dự án luật Dược (sửa đổi), đại diện cơ quan thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, việc giữ quy định không cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài phân phối thuốc ở Việt Nam nhằm tiếp tục bảo hộ ngành dược trong nước và tránh việc các công ty nước ngoài có thể gây lũng đoạn thị trường.

Bà Mai cũng thông tin có ý kiến đề nghị không quy định vấn đề này vì các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ ký kết có nội dung liên quan.
Tuy nhiên, theo quan điểm của cơ quan thẩm tra, đối với các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết, nếu có nội dung liên quan đến vấn đề này thì sẽ thực hiện theo nội dung đã tham gia và ký kết.
Bổ sung tiêu chí đảm bảo bình ổn giá thuốc
Liên quan đến vấn đề quản lý giá thuốc, mặc dù khẳng định các quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc, biện pháp quản lý giá thuốc và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc quản lý nhà nước về giá thuốc của dự thảo luật sửa đổi đã phù hợp với luật Giá, song chủ nhiệm cơ quan thẩm tra cho rằng, luật Giá và các văn bản hướng dẫn, cũng như dự thảo luật sửa đổi này chưa làm rõ tiêu chí để đảm bảo tính khả thi đối với việc thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu, trong trường hợp có biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội, theo quy định tại luật Giá.
Do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể tiêu chí này trong dự luật, làm cơ sở để Nhà nước can thiệp khi giá thuốc có biến động bất thường.
Qua thẩm tra, Ủy ban các vấn đề xã hội cũng cho rằng, thực tế hiện nay hầu như Nhà nước chưa có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc, từ vốn vay đến sử dụng đất và tiêu thụ sản phẩm.
bo truong y te nguyen thi kim tien thua uy quyen thu tuong trinh luat duoc (sua doi) tai phien hop - anh: truong son

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa ủy quyền Thủ tướng trình luật Dược (sửa đổi) tại phiên họp - Ảnh: Trường Sơn

 

Bằng chứng là hiện nay, thị trường thuốc ở Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, Việt Nam phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu làm thuốc và 50% thuốc để đáp ứng nhu cầu của người dân.
 
Dự thảo luật Dược (sửa đổi) gồm 14 chương, 98 điều. So với luật hiện hành (11 chương, 73 điều) đã bổ sung thêm 3 chương: Chính sách nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược; hành nghề dược; và dược lâm sàng.
Dự luật sửa đổi cũng đã bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế quản lý giá thuốc; dược liệu và thuốc cổ truyền; quy định chi tiết về các thủ tục, điều kiện liên quan đến kinh doanh, cấp phép, chứng chỉ hành nghề và các giải pháp để phát triển công nghiệp dược.

 

Trường Sơn
Theo Thanh Niên

Trở về

Bài cùng chuyên mục